Với người bệnh tiểu đường, tập thể dục mang lại những lợi ích vô cùng đáng kinh ngạc. Dưới đây là 5 bài tập cho người bị tiểu đường hiệu quả cao, cùng một số lưu ý quan trọng trong quá trình tập luyện.
Vì sao tập thể dục giúp ổn định đường huyết?
Vận động cực kỳ quan trọng với những người mắc bệnh tiểu đường. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyên người bệnh nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Tập luyện hàng ngày có thể giúp người bệnh kiểm soát tình trạng tiểu đường theo một số cách thức sau:
- Tập thể dục hỗ trợ tăng cường độ nhạy insulin. Tế bào sử dụng tốt insulin, chuyển glucose thành năng lượng, từ đó đưa mức đường huyết về khoảng an toàn.
- Kiểm soát cân nặng, giảm mỡ tăng cơ.
- Giảm nguy cơ biến chứngtrên tim mạch, thần kinh,…
- Cải thiện sức khỏe tổng quát của cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm stress, căng thẳng.
Với những tác dụng to lớn, người bệnh đái tháo đường cũng cần lưu ý về loại bài tập phù hợp và những an toàn riêng khi vận động .
5 bài tập hiệu quả nhất cho người bệnh tiểu đường
Xây dựng một thói quen luyện tập thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích tối đa trong việc kiểm soát đái tháo đường. 5 bài tập dưới đây là những hình thức vận động vừa hiệu quả, không tốn kém, lại dễ dàng thực hiện hàng ngày.
1. Đi bộ
Đi bộ là bài tập phổ biến nhất và rất được khuyến khích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Dành 30 phút đi bộ nhanh, khoảng 5 lần/tuần là một cách tuyệt vời để tăng cường hoạt động thể chất. Nếu không đủ thời gian, bạn có thể chia nhỏ 30 phút này thành các phiên 10 phút x 3 lần/ngày.
2. Thái cực quyền
Thái cực quyền là một môn võ cổ truyền có nguồn gốc từ Trung Hoa. Môn võ thuật này đặc trưng bởi các chuyển động chậm rãi, uyển chuyển kết hợp cùng hơi thở để để thư giãn tinh thần và cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thái cực quyền cho thấy sự cải thiện đáng kể trong việc kiểm soát lượng đường huyết. Người tập thái cực quyền cũng có những cải thiện đáng kể về thể chất, năng lượng và sức khỏe tinh thần.
3. Yoga
Yoga đang ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam. Kết hợp các động tác mềm dẻo, yoga xây dựng cả tính linh hoạt, sức mạnh và sự cân bằng cho cơ thể.
Yoga mang lại nhiều tác dụng hữu ích cho đối tượng mắc nhiều bệnh mãn tính, lâu năm, bao gồm cả tiểu đường. Nó giúp giảm căng thẳng và cải thiện chức năng thần kinh, tăng trạng thái sức khỏe tinh thần và sức khỏe. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, yoga cải thiện mức đường huyết nhờ tăng khối lượng cơ, tăng sử dụng đường tạo năng lượng.
4. Khiêu vũ
Đối với bệnh nhân tiểu đường, nhảy là một bài tập thật sự thú vị. Nó giúp tăng cường hoạt động thể chất, thúc đẩy giảm cân, cải thiện sự dẻo dai, giảm lượng đường trong máu.
Hơn nữa, để ghi nhớ các bước nhảy, bộ não của bạn sẽ phải trải qua những hoạt động phối hợp phức tạp. Điều này hỗ trợ cải thiện trí nhớ và hoạt động trí não tích cực, đặc biệt ở người cao tuổi.
5. Bơi lội
Bơi lội giúp kéo giãn cơ bắp của bạn mà không gây áp lực lên các khớp. Vì thế, nó là bài tập phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu chỉ ra, bơi cải thiện mức đường huyết và cholesterol, đốt cháy calo và giảm mức độ căng thẳng. Để đạt được nhiều lợi ích nhất từ việc bơi lội, người bệnh nên đi bơi ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần ít nhất mười phút, sau đó tăng dần thời lượng tập luyện.
Lưu ý khi tập luyện cho người bệnh tiểu đường
Trước khi bắt đầu các hoạt động thể chất, hãy trao đổi với các chuyên gia y tế để đảm bảo rằng bài tập bạn lựa chọn là an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. Hãy nhớ nguyên tắc bắt đầu từ từ, đặc biệt nếu bạn đã không vận động trong một thời gian.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý đến một số vấn đề sau khi tập luyện:
- Kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục để biết được phản ứng của cơ thể với những bài tập.
- Dùng là tuýp 1 hay tuýp 2, bệnh nhân tiểu đường phải đảm bảo lượng đường trong máu khi tập < 250 mg/dl (khoảng 14mmol/l). Nếu đường huyết cao hơn khoảng này, bạn không nên vận động mạnh.
- Dành 5 phút trước và sau khi tập để khởi động và thư giãn các cơ.
- Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập thể dục để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Đề phòng tình trạng hạ đường huyết khi tập. Luôn chuẩn bị sẵn một chút đường glucose, kẹo cứng, nước trái cây,… trong túi
- Luôn mang theo điện thoại di động khi đi tập.
- Tránh vận động ở điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
- Mang giày và tất phù hợp để bảo vệ chân.
Điều quan trọng nhất khi tập luyện, chính là hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu gặp phải tình trạng khó thở, chóng mặt hoặc choáng váng, hãy ngừng lại để nghỉ ngơi và lấy lại sức. Không nên cố gắng vận động nặng, gắng sức, sẽ gây phản tác dụng.
Bên cạnh luyện tập thể dục, ứng dụng các loại thảo dược an toàn, hiệu quả cao như dây thìa canh lá to cũng là cách thức được nhiều bệnh nhân tiểu đường lựa chọn.
Được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu tâm huyết kéo dài hơn 10 năm của PGS.TS Trần Văn Ơn – Nguyên Trưởng bộ môn Thực Vật – Trường Đại học Dược Hà Nội, DK-Betics chứa thành phần dây thìa canh lá to chuẩn hóa, có tác dụng ổn định đường huyết, ngăn cản biến chứng, đẩy lùi tiểu đường hữu hiệu.
Với chất lượng và hiệu quả được kiểm chứng, DK-Betics là sản phẩm đã được hàng trăm nghìn bệnh nhân tiểu đường trên cả nước tin tưởng lựa chọn và sử dụng hàng ngày.
Hi vọng rằng, 5 bài tập cho người bệnh tiểu đường trên đây sẽ là gợi ý phù hợp cho bạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ Hotline 093.666.8010. Truy cập website dkbetics.com thường xuyên để theo dõi thêm những bài chia sẻ hữu ích về bệnh tiểu đường nhé!
Nguồn: https://dkbetics.com/