093.666.8010

BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ ĂN TRÁI CÂY?

Cùng với rau củ quả, trái cây là một trong những nhóm thực phẩm lành mạnh nhất và chứa một lượng vitamin C quan trọng giúp tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, trái cây cũng chứa một lượng đường nhất định khiến cho bệnh nhân tiểu đường hoang mang trong việc lựa chọn loại thực phẩm này. DK-Betics sẽ giải đáp cho bạn những băn khoăn này ngay sau đây nhé!

Vậy người bệnh tiểu đường có thể ăn trái cây hay không?

Câu trả lời là có, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn trái cây. Tuy nhiên, một số loại trái cây có thể chứa nhiều đường hơn các loại khác nên hãy chú ý đề phòng đường huyết tăng quá cao

Liều lượng trái cây khuyến cáo hàng ngày

Bộ Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn ít nhất 5 phần trái cây hoặc rau mỗi ngày. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo trái cây là một lựa chọn tốt để làm món tráng miệng.

Ảnh hưởng của trái cây đối với bệnh tiểu đường

Trái cây có chứa lượng đường tự nhiên khá cao và thường sẽ có nhiều carbohydrate hơn so với rau xanh. Một số trái cây sẽ có nhiều đường hơn những trái cây khác.

Ví dụ: chuối và cam là những trái cây có nhiều đường trong khi đó quả mọng chứa rất ít đường.

Bạn có thể chọn một số loại trái cây nhất định phụ thuộc vào mức đường trong máu của bạn.

Nước ép trái cây và sinh tố thường chứa khá nhiều đường do đó bạn nên thận trọng với lượng nước trái cây mà bạn tiêu thụ.

Cam quả mọng chứa ít đường

Lợi ích của trái cây đối với sức khoẻ

Trái cây cung cấp cho chúng ta chất xơ, khoáng chất và vitamin, và chúng đặc biệt giàu vitamin C.

Vitamin C là chất chống oxy hóa quan trọng, giúp ngăn ngừa các tế bào bị tổn thương. Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp làm giảm mức cholesterol.

Tương tự như rau, các loại trái cây khác nhau có những đặc điểm và hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau.

Ví dụ bưởi có chứa nhiều vitamin A và kali, trong khi quả mọng là nguồn cung cấp vitamin K và mangan.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ còn lưu ý rằng sử dụng chế độ rau và trái cây theo khuyến cáo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và ung thư.



Loại trái cây nào chứa ít carbonhydrat nhất?

Một câu hỏi rất được quan tâm đó là loại trái cây nào có hàm lượng đường thấp nhất. Dưới đây là top 10 loại quả chứa ít carbonhydrat nhất:

Quả Lượng carbonhydrat (tính trên 100g)
Oliu 6g
Khế 7g
Dâu tây 8g
Dưa hấu 8g
Dưa vàng 8g
9g
Đào 10g
Mâm xôi 10g
Chanh vàng 11g
Chanh xanh 11g

Bơ là 1 trong 10 loại trái cây chứa ít carbonhydrat nhất

Nguy cơ của trái cây đối với sức khỏe

Mặc dù trái cây được coi là thực phẩm lành mạnh, tuy nhiên nước trái cây có hàm lượng đường tương đối cao và được cho là có liên quan đến việc làm tăng tỷ lệ ung thư kết trực tràng. Viện Nghiên cứu Y khoa Tây Úc đã phát hiện ra rằng, những người uống nước trái cây thường xuyên làm tăng tỷ lệ ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, đây không phải là một nghiên cứu lớn, và chưa có câu trả lời rõ ràng về việc liệu các loại trái cây và rau khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ ung thư ở các phần khác nhau của ruột.

Trái cây khô có hàm lượng carbohydrate cao hơn trái cây tươi và trái cây khô không có chứng nhận trái cây hữu cơ có thể được bảo quản bằng sunfit. Sulfit trong thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng ở người hen. Sulfit có thể được ghi trên nhãn thực phẩm với những tên như ‘sulfur dioxide’ hoặc chứa từ ‘sulfua’ hoặc ‘sulfite’.