Xây dựng thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường là một bài toán khó, bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến tình trạng bệnh nhân trở nên nặng hơn. Do vậy, người bị bệnh tiểu đường cần ăn theo thực đơn nghiêm ngặt để kiểm soát tốt đường huyết của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “bệnh tiểu đường nên ăn gì? “ để các bạn có thể tham khảo và cải thiện chất lượng bữa ăn của mình.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mãn tính, biểu hiện bằng lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân của căn bệnh này là do cơ thể bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến việc vị rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không thể chuyển hóa các chất bột đường mà bạn dung nạp hàng ngày thành năng lượng hiệu quả, ngược lại còn khiến lượng đường tích tụ trong máu ngày một cao lên, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh lý khác.
Những thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường nên ăn
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là một câu hỏi nhiều người đặt ra, vì thế những thực phẩm dưới đây sẽ là nguồn tham khảo hiệu quả cho các bạn:
Tinh bột:
Tỉ lệ tinh bột trong khẩu phần ăn của bệnh nhân nên chiếm khoảng 50 – 60%. Người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột có chỉ số cao. Thay vào đó, bệnh nhân nên sử dụng các loại thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh và chỉ số thấp như các loại ngũ cốc nguyên hạt, sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng, khoai lang thay cho khoai tây, các loại đậu nguyên hạt, bánh mì đen và hạn chế cách chế biến chiên xào.
Chất đạm:
Tỉ lệ đạm cần bổ sung là từ 15 – 20% năng lượng trong khẩu phần ăn. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường, cần hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng và mỡ động vật, lòng đỏ trứng,… Thay vào đó, có thể bổ sung đạm cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như các loại đậu, cá thay cho thịt, thịt nạc lọc bỏ da và mỡ,…
Tỉ lệ chất béo nên chiếm 25% tổng số năng lượng và không nên vượt quá 30% trong khẩu phần ăn. Sử dụng nhóm chất béo không bão hòa chính là nguồn thực phẩm ưu tiên trong thực đơn của người bị bệnh tiểu đường. Các loại thực phẩm chứa nhiều nhóm chất béo không bão hòa bao gồm dầu thực vật, quả bơ, quả hồ đào, hạt óc chó,… có tác dụng ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và kiểm soát đường trong máu.
Rau, củ, quả: Đây là loại thực phẩm phù hợp nhất đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nên lựa chọn và sử dụng các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi như củ cải, cải xoăn, bông cải xanh,… Đối với trái cây, sử dụng những loại chứa hàm lượng đường thấp nhưng lại chứa hàm lượng vitamin cao như bưởi, cam, táo,… để kiểm soát lượng đường có trong cơ thể.
Những thực phẩm nên kiêng đối với người mắc bệnh tiểu đường
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bị bệnh, vẫn có những nhóm thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần tránh để đảm bảo sức khỏe của mình:
Gạo trắng, các loại bún, mì làm từ bột gạo, các loại củ nướng vì chỉ số đường bên trong khá cao, không tốt cho tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như đồ chiên rán, bim bim,… vì chứa nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch và làm tình trạng bệnh tiểu đường nhanh chuyển biến xấu.
Thịt mỡ, nội tạng và da động vật vì hàm lượng chất bên trong có thể làm tăng đường huyết.
Các món ăn vặt ngọt như nước có ga, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo, mứt hoa quả,… vì những loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Các loại hoa quả chín ngọt như sầu riêng, hồng chín, xoài chín, nhãn, vải,… và không nên thêm kem tươi hoặc sữa ăn kèm với các loại trái cây tươi.
Hạn chế tối đa việc chế biến các món ăn thành thực phẩm chiên, xào bởi hàm lượng dầu đi kèm bên trong sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Nguyên tắc trong ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường
Ngoài tìm hiểu xem bệnh tiểu đường nên ăn gì, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần phải tuân theo một chế độ ăn khoa học với những nguyên tắc sau:
Ăn uống điều độ và đúng giờ, không để cơ thể lâm vào tình trạng quá đói hoặc quá no.
Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh việc đường huyết tăng đột ngột.
Không nên thay đổi quá đột ngột chất lượng bữa ăn, trong bữa ăn không nên đặt nặng hình thức và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
Sau khi ăn tránh nằm hoặc ngồi yên 1 chỗ, cần vận động nhẹ nhàng và dành thời gian cho việc tập luyện thể dục để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đường nên ăn gì. Chúng tôi hy vọng bạn có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh của bản thân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ https://dkbetics.com/dk-betics/ để được tư vấn và giải đáp sớm nhất hoặc đặt hàng tại đây
Xem thêm: LỢI DỤNG HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN GIA ĐỂ BÁN SẢN PHẨM TRỊ TIỂU ĐƯỜNG MÙA DỊCH COVID 19