Tiểu đường có thể khá khó nhận ra, bởi đôi khi, các biểu hiện bệnh không được rõ ràng và thoáng qua. Tuy nhiên, nếu bạn đã biết trước 8 dấu hiệu cảnh báo tiểu đường tuýp 2, việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn sẽ không còn là vấn đề quá “nan giải” nữa.
8 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp nhất
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 422 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh tiểu đường.
Phần lớn bệnh nhân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hàng năm, có khoảng 1,6 triệu ca tử vong trực tiếp do bệnh tiểu đường gây nên.
Trong vài thập kỷ qua, cả số trường hợp mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đều tăng lên đều đặn.
Kiểm tra tổng quát hàng năm, thường bao gồm xét nghiệm lượng glucose máu lúc đói, sẽ giúp bạn tầm soát bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả.
- Nếu > 126 mg/dl (7,0 mmol/l): Bị bệnh tiểu đường.
- Trong mức 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7,0 mmol/l): Trong giai đoạn tiền tiểu đường hay rối loạn dung nạp glucose.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm mức HbA1C. HbA1C chỉ lượng glucose gắn kết với tế bào hồng cầu, phản ánh lượng đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng. Nếu HbA1C > 6.5%, có nghĩa là bạn đang phải đối mặt với tình trạng tiểu đường.
Đái tháo đường có nhiều cơ chế bệnh sinh. Các biểu hiện của bệnh cũng khác nhau ở mỗi người. Chính vì thế, chúng ta cần lắng nghe cơ thể, cũng như tìm hiểu trước những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường để có thể sớm phát hiện và điều trị.
1. Tiểu tiện nhiều lần
Khi có lượng glucose dư thừa trong máu, thận không thể xử lý tất cả và phải thải một phần qua nước tiểu. Điều này dẫn đến, lượng nước tiểu tăng lên cả về thể tích và tần suất. Trường hợp này còn gọi là đa niệu. Ở một số bệnh nhân, nhận thấy tình trạng đi tiểu nhiều lần trong đêm.
Sự hiện diện của lượng đường dư thừa cũng có thể khiến nước tiểu có mùi ngọt. Điều này phổ biến nhất ở những trường hợp đái tháo đường tuýp 2 tiến triển.
2. Khát nhiều: triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tiểu đường
Khát nước quá mức, thuật ngữ y khoa là polydipsia, là một triệu chứng điển hình của tiểu đường tuýp 2. Theo Mayo Clinic, khi đi tiểu nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước. Để cố gắng khắc phục, não bộ càng phát ra các tính hiệu rằng “bạn đang khát” để kịp thời bổ sung thêm nước!
Hơn nữa, nghiên cứu được công bố năm 2017 trên tạp chí khoa học PLoS One cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hạn chế tiết nước bọt hơn, làm trầm trọng thêm cảm giác khô miệng.
3. Sút cân nhanh
Các tế bào của cơ thể nhiều khả năng không nhận đủ glucose để cung cấp năng lượng khi bạn bị tiểu đường. Kết quả là, cơ thể chuyển sang phá vỡ các kho dự trữ chất béo để lấy năng lượng, theo trang tin sức khỏe uy tín Cleveland Clinic. Các thống kê chỉ ra, tình trạng sụt cân nghiêm trọng, không theo ý muốn thường xảy ra nhất khi bệnh tiểu đường loại 2 kéo dài mà không được phát hiện.
Ngoài ra, đi tiểu nhiều cũng có thể góp phần làm giảm cân. Daniel Einhorn – Giám đốc y khoa của Viện Đái tháo đường Scripps Whittier cho biết, mất nước cũng liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể.
4. Tê bì tay chân
Theo thời gian, nồng độ đường huyết trong máu quá cao có thể khiến những dây thần kinh bị tổn thương. Tình trạng này còn được gọi là biến chứng thần kinh do tiểu đường. Bệnh nhân có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của tổn thương, hoặc cảm thấy tê, ngứa ran hoặc đau ở các chi.
Bệnh thần kinh do tiểu đường thường bắt đầu ở bàn chân, sau đó tiến triển lên trên. Mặc dù phổ biến nhất ở những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 từ 25 năm trở lên, nó cũng có thể xảy ra ở những người bị tiền tiểu đường. Khi nó ảnh hưởng đến các dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống, nó được gọi là bệnh thần kinh ngoại vi.
Tê bàn chân có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng: Nếu bạn không cảm thấy vết cắt hoặc vết xước trên bàn chân của mình, bạn có thể không nhận thấy hoặc điều trị đúng cách, ông nói.
5. Đói nhiều
Ở bệnh nhân tiểu đường, thường có tình trạng đói nhiều ngay cả khi đã nạp đủ thức ăn vào cơ thể. Nguyên nhân là vì, các hệ cơ quan không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động.
Cơ thể người mắc tiểu đường thường không thể sử dụng insulin đúng cách để giúp glucose đi vào tế bào. Kết quả là, các tế bào khắp cơ thể có thể thiếu năng lượng cần thiết để hoạt động bình thường. Turner cho biết, trong nỗ lực cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào, cơ thể sẽ tăng cảm giác đói.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Vi khuẩn và nấm men có khả năng sinh sôi nhanh chóng hơn khi lượng đường máu của bạn không được kiểm soát tốt. Theo Cleveland Clinic, dư thừa glucose trong nước tiểu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hơn nữa, những vi khuẩn này phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, và nhiệt độ ấm, chẳng hạn như vùng sinh dục. Điều này làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng nấm men, đặc biệt là ở phụ nữ mắc đái tháo đường.
7. Suy giảm thị lực
Nhìn mờ có thể xảy ra khi có những thay đổi nhanh chóng về lượng đường trong máu – từ thấp đến cao hoặc cao xuống thấp và khiến các cơ của mắt khó có thể thích nghi kịp.
Thủy tinh thể của mắt là một màng linh hoạt được treo bởi các cơ thay đổi hình dạng để tập trung tầm nhìn. Trong môi trường glucose máu cao, thủy tinh thể mất một số khả năng uốn cong, và các cơ của mắt phải làm việc nhiều hơn để tập trung.
Tin tốt cho người bệnh là, nếu phát hiện sớm, những vấn đề về thị lực liên quan đến bệnh tiểu đường có thể được trở lại bình thường sau khoảng 06 tuần khi lượng đường trong máu trở về mức an toàn.
8. Gặp vấn đề về răng miệng
Sức khỏe răng miệng giảm sút là một triệu chứng khác của bệnh tiểu đường loại 2. Đường huyết tăng vọt làm gia tăng nguy cơ bị viêm nướu, bệnh nha chu và viêm răng miệng. Các vết loét, trợt miệng cũng trở nên chậm lành hơn.
Trên thực tế, trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2019 trên tạp chí Medicines, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng nhiễm phải các loại nấm, viêm cao hơn so với bình thường. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, quan sát trạng thái của lưỡi và răng miệng còn là một cách thức chẩn đoán tiểu đường.
Làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo tiểu đường?
Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải những triệu chứng trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác liệu mình có mắc tiểu đường hay không.
Trong trường hợp mắc phải tiểu đường, điều tiên quyết bạn cần làm là tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ, dược sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, xây dựng và áp dụng một chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học, hợp lý dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường cũng là vấn đề vô cùng quan trọng.
Hiện nay, bên cạnh các dòng thuốc hóa dược cho người tiểu đường, sử dụng thảo dược thiên nhiên cũng là xu hướng được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Nổi bật hàng đầu trong các loại thảo dược hỗ trợ đẩy lùi tiểu đường chính là Dây thìa canh lá to (Gymnema sylvestre)!
Với thành phần chính là acid gymnemic, có cấu trúc gần giống với phân tử đường, Dây thìa canh lá to hỗ trợ giảm thiểu hiệu quả việc hấp thụ glucose vào cơ thể tại ruột non. Ngoài ra, loại dược liệu này còn có khả năng chèn vào các thụ thể hấp thu glucose trong ruột, làm đường không thể đi vào tuần hoàn.
Nghiên cứu còn cho thấy, chiết xuất từ Dây thìa canh lá to (Gymnema sylvestre) có thể làm giảm khả năng giảm tải quá trình gan chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose và tăng cường tái tạo tế bào đảo tụy, tăng sinh insulin, từ đó ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hữu hiệu.
Dây thìa canh lá to lần đầu được phát hiện và phát triển bởi PGS.TS Trần Văn Ơn, nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau nhiều đề tài nghiên cứu, Dây thìa canh lá to đã được chứng minh có tác dụng vượt trội gấp 2 lần so với dòng dây thìa canh bình thường trên thị trường.
Hiện tại, quy trình sản xuất và chế biến Dây thìa canh lá to thành các chế phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty Cổ phần Dược Khoa. Để tham khảo thêm về các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường từ Dây thìa canh lá to, vui lòng truy cập tại đây.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn 8 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường phổ biến. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ Hotline 093.666.8010 hoặc 093.666.8020 để được giải đáp. Truy cập website dkbetics.com thường xuyên để theo dõi thêm những bài chia sẻ hữu ích về bệnh tiểu đường nhé!
Nguồn : https://dkbetics.com/