093.666.8010

CẨM NANG HƯỚNG DẪN THEO DÕI ĐƯỜNG MÁU HẰNG NGÀY CẬP NHẬT MỚI NHẤT TỪ CÁC CHUYÊN GIA NỘI TIẾT

Rất nhiều người bị tiểu đường nhận thức được việc phải theo dõi đường máu hằng ngày nhưng hầu hết đều chưa rõ được tần suất phù hợp đối với từng đối tượng như thế nào là đúng và đủ. Chính vì vậy hôm nay DK-BETICS sẽ cung cấp kiến thức về theo dõi đường máu hằng ngày cập nhật mới nhất từ các chuyên gia nội tiết đái tháo đường hàng đầu bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần phải biết để Theo dõi, đánh giá và kiểm soát tốt căn bệnh có biến chứng nguy hiểm ” đái tháo đường”.

Tại sao phải theo dõi đường máu hằng ngày?

Theo dõi ĐM hằng ngày giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân biết được đường huyết hiện tại là bao nhiêu và có cái nhìn toàn cảnh về đường huyết trong 1 ngày của bản thân nhằm điều chỉnh khẩu phần ăn, mức độ vận động cũng như thuốc điều trị cho phù hợp.
Theo dõi đường máu hằng ngày là cách tốt nhất để phát hiện và xử lý những rối loạn nguy hiểm như hạ đường huyết hay tăng đường huyết quá cao
Theo dõi đường máu hằng ngày là thái độ tích cực và chủ động vào quá trình điều trị của bản thân giúp kiểm soát đường máu và ổn định đường máu tốt hơn.

Đối tượng nào cần theo dõi đường máu hằng ngày?

Tất cả những người tiểu đường muốn theo dõi và có điều kiện đêu nên mua thiết bị theo dõi đường máu tại nhà để đo đường máu.
Những người có mức đường huyết dao động nhiều
Phụ nữ tiểu đường đang mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ
Bệnh nhân đang mắc thêm một bệnh cấp tính như cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,…

Thời điểm nào trong ngày cần theo dõi đường máu?

Tuỳ thuộc từng bệnh nhân cụ thể, từng giai đoạn bệnh khác nhau mà có yêu cầu thử đường máu khác nhau.
Nếu có điều kiện các bệnh nhân đều nên theo dõi đường máu hằng ngày 7-8 lần/ngày vào các thời điểm ngủ dậy, trước ăn, sau ăn 3 bữa và trước khi đi ngủ. Nếu không muốn thì các bệnh nhân cần lưu ý tần số đo tối thiểu như sau:
– Đái tháo đường tuyp 2 điều trị bằng thuốc viên: thử 4 lần/ 1 tuần
– Đái tháo đường tuyp 2 điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập: thử 1 lần/ 1 tuần
– Bất cứ lúc nào trong người thấy có dấu hiệu đường huyết cao hay biểu hiện gơi ý hạ đường huyết
– Khi bị mệt, ốm: tăng số lần thử đường huyết, kiểm tra hằng ngày


Mức đường huyết như thế nào là tốt?

– Tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân: Nhìn chung:
+ Trước các bữa ăn: 5-7mmol/L
+ 2h sau ăn: 7-<10mmol/L
– Cần lưu ý nếu:
+ Đường máu <3/9mmol/L (máy báo LO), đặc biệt khi <2.8mmol/L là quá thấp, cho bệnh nhân ăn thêm ngay và báo BS
+ Nếu Đường máu lúc đói > 8mmol/L, ĐM sau ăn > 10 mmol/L là cao, cần điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc
+ Nếu thử Đường máu bất kỳ > 15mmol/L mà không giải thích đươc hoặc cao không đo được (máy báo HI), cần báo BS ngay

Một số yếu tố gây sai số khi thử đường máu tại nhà:

– Cồn lau lẫn vào máu
– Nước hoặc xà bông dính trên đầu ngón tay (tay ướt)
– Giọt máu quá lớn hoặc quá nhỏ (phải lấy lại máu nhiều lần trên một giấy thử)
– Que thử bị ẩm ướt, quá hạn, sai code
– Máy thử bị rơi, va đập, pin yếu
Nếu nghi ngờ kết quả đường máu, có thể thử lại thêm lần nữa
➡️ Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bệnh nhên tiểu đường và người nhà có những kiến thức cập nhật và mới nhất về theo dõi đường máu hằng ngày tại nhà và những lưu ý cần biết.
Để được tư vấn về bệnh đái tháo đường và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm DK-BETICS, vui lòng liên hệ 093-666-8010/093-666-8020.