Một chế độ ăn hợp lý có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh tốt hơn, ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ.
Nguyên tắc chung xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
-
Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường.
+ Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường.
+ Nhu cầu năng lượng được tính theo thể trạng và tính chất lao động như sau:
Thể trạng | Lao động nhẹ | Lao động vừa | Lao động nặng |
Gầy | 35 Kcal/kg | 40 Kcal/kg | 45 Kcal/kg |
Trung bình | 30 Kcal/kg | 35 Kcal/kg | 40 Kcal/kg |
Mập | 25 Kcal/kg | 30 Kcal/kg | 35 Kcal/kg |
+ Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.
-
Chế độ ăn phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%
-
Chế độ ăn nên giàu chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, nó còn hạn chế tăng cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Mỗi ngày nên ăn khoảng 30-40g chất xơ.
-
Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.
-
Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày)
-
Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để góp phần khống chế đường huyết, không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói nhất là với bệnh nhân có dùng thuốc hạ đường huyết. Với bệnh nhân điều trị bằng hormon INS tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
-
Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa
-
Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, hạn chế rán, rang với mỡ.
-
Bỏ rượu, bia, thuốc lá…
Người bệnh tiểu đường cần bỏ rượu, bia, thuốc lá
Lựa chọn glucid trong bữa ăn của người tiểu đường
– Nên tránh các loại đường hấp thụ nhanh như: đường mía, mật, mứt, sôcôla, bánh ngọt, bánh ngọt khô, kẹo, trái cây khô hoặc làm thành mứt, kem, bánh flan và món tráng miệng ngọt, nước trái cây có đường, bia, rượu ngọt, nước giải khát công nghiệp chứa đường (nước chanh, coca-cola). Chỉ dùng đường hấp thu nhanh trong trường hợp bị hạ đường huyết.
– Nên thay thế bằng các loại đường hấp thu chậm như: ngũ cốc, trái cây, rau xanh, chất bột…
– Hạn chế các loại đồ ăn chứa nhiều tinh bột như: cơm, mì, ngô… vì chúng đều có hàm lượng glucid từ 70-80%. Thay vào đó, bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoai tây, miến dong, vì các thực phẩm này rất ít glucid.
– Bệnh nhân đái tháo đường nên dùng nhiều rau quả tươi để bổ sung vitamin, muối khoáng, bệnh nhân có thể ăn nhiều mà không sợ bị tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nên tránh những loại trái cây nhiều đường như nho, nhãn, mít, na…
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Dkbetics- Duy trì đường huyết trong ngưỡng an toàn hằng ngày
➤ Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Dkbetics!!! ➤ Biến chứng thường gặp của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ➤ Bí quyết ăn chơi ngày tết mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết |
Lựa chọn protid cho bệnh nhân đái tháo đường
– Bệnh nhân đái tháo đường cần khoảng 75-100g protid mỗi ngày trong một chế độ ăn 2000 kilocalo.
– Bệnh nhân đái tháo đường có thể bổ sung protein từ các loại đậu đỗ
– Bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên ăn thịt nạc, thịt gà (bỏ da), cá, sữa đã loại bỏ kem, yaourt chế biến từ sữa loại bỏ kem, phomát trắng không có chất béo.
– Nên ăn nhiều cá thay vì ăn thịt. Một số loại cá sông rất tốt cho người đái tháo đường là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt, cá trê, cá bống, cá thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến đều có thể dùng.
Loại Lipid (chất béo) bệnh nhân đái tháo đường nên dùng
– Bệnh nhân tiểu đường cần nhiều chất béo hơn người bình thường để bù lại phần năng lượng thiếu hụt do hạn chế tinh bột.
– Nên tránh ăn các loại mỡ động vật do có nhiều axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch
– Nên dùng bơ thực vật hơn là bơ động vật
– Nên sử dụng các loại acid béo không bão hòa có trong dầu thực vật để ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Dầu hướng dương, dầu ngô và dầu đậu nành là những loại dầu chứa nhiều acid béo không bão hòa hơn là dầu ôliu và dầu lạc.
Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khẩu phần ăn