093.666.8010

Chỉ số đường huyết của người cao tuổi bao nhiêu là hợp lý?

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến nhất ở nước ta. Nhiều người dễ bị tăng đường huyết khi về già. Vậy chỉ số đường huyết của người cao tuổi bao nhiêu là hợp lý? Làm thế nào để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường? 

1. Kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi có gì khác?

Thông thường, lượng đường trong máu lúc đói bình thường là 3,9-6,1 mmol/L và lượng đường trong máu sau bữa ăn là 4,4-7,8 mmol/L. Tuy nhiên, một số người cao tuổi phát hiện ra rằng lượng đường trong máu lúc đói đã vượt quá 6,1 mmol/L và lượng đường trong máu sau bữa ăn cũng cao hơn 7,8 mmol/L. Vì vậy, họ có tâm lý lo lắng, cảm thấy chỉ số đường huyết vẫn chưa được kiểm soát, sợ ảnh hưởng nhiều đến mạch máu.

Trên thực tế không cần quá lo lắng, tiêu chuẩn chỉ số đường huyết của người cao tuổi đã được cập nhật. Mức đường trong máu có thể cao hơn mức phù hợp, tác động lên mạch máu chưa cao. Tức là với người cao tuổi, lượng đường huyết lúc đói vượt quá 7 mmol/L không ảnh hưởng lớn và vẫn nằm trong mức bình thường.

Người già nên có lượng đường trong máu cao hơn một chút sẽ tốt hơn. Vì so với lượng đường trong máu cao, hạ đường huyết mang lại nguy cơ lớn hơn cho người già và gây tổn thương não nhiều hơn. Nhất là khi hạ đường huyết, người già có thể bị té ngã, ảnh hưởng đến tuổi thọ rất lớn.

Với những người có chỉ số đường huyết cao, đừng nghĩ rằng lượng đường trong máu càng thấp thì càng tốt. Tốt nhất bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ xem mức độ giảm như thế nào là hợp lý và tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch mà bác sĩ đưa ra.

Hạ đường huyết gây té ngã ở người già

2. Chỉ số đường huyết của người cao tuổi bao nhiêu là hợp lý?

Đối với người cao tuổi khỏe mạnh, chỉ số đường huyết thông thường lúc đói rơi vào khoảng 7 mmol/l và đường huyết sau khi ăn 2 giờ khoảng 10 mmol/l.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thì tiêu chuẩn kiểm soát lượng đường trong máu cần được nới lỏng một cách thích hợp. Cụ thể, lượng đường trong máu lúc đói ở mức 8 mmol/L và lượng đường trong máu 2 giờ sau ăn dưới 10 mmol/L. Và tiêu chuẩn này chủ yếu dành cho những bệnh nhân có lượng đường trong máu tương đối ổn định và không có biến chứng hay bệnh đi kèm rõ ràng.

3. Làm thế nào để kiểm soát lượng đường trong máu ổn định ở người cao tuổi?

Nếu người cao tuổi muốn giữ lượng đường trong máu ổn định và tránh xảy ra bệnh tiểu đường thì việc điều hòa trong sinh hoạt hàng ngày là rất quan trọng.

– Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh:

Thói quen ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với người cao tuổi. Bước đầu tiên là giảm ăn các thực phẩm có nhiều đường, nhiều carbohydrate, hàm lượng chất béo cao, cholesterol cao. 

Ngoài ra, bạn nên chú ý đến sự phong phú của chế độ ăn uống. Dinh dưỡng của ba bữa trong một thời điểm phải được cân bằng, thịt, rau và trái cây phải được kết hợp hợp lý. 

Tất nhiên, người cao tuổi cũng nên lưu ý không ăn quá nhiều và nên chia thành nhiều bữa nhỏ vì bản thân người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém. Về chế độ ăn uống, hãy cố gắng ấn định thời gian bữa ăn và ăn uống đều đặn.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

– Phát triển thói quen tập thể dục tốt:

Tập thể dục rất quan trọng đối với người cao tuổi. Trước hết, tập thể dục có thể tránh béo phì quá mức. Béo phì là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy tập thể dục có thể giảm đáng kể nguy cơ. Đồng thời, tập thể dục cũng có thể thay đổi độ nhạy cảm của các mô trong cơ thể chúng ta với insulin, thúc đẩy sự hấp thụ và sử dụng glucose của các mô của con người, từ đó giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Tất nhiên, người cao tuổi phải chú ý đến sự an toàn khi tập thể dục, chẳng hạn như không chọn những bài tập quá cường độ mà hãy chọn một số bài tập có cường độ thấp đến trung bình như chạy bộ, đi bộ nhanh, tập dưỡng sinh…

Duy trì thói quen tập thể dục

Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về chỉ số đường huyết của người cao tuổi. Việc nắm rõ chỉ số đường huyết bình thường của người cao tuổi có thể giúp phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường hoặc những bất thường về đường huyết để có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Cẩm nang hướng dẫn theo dõi đường máu hằng ngày cập nhật mới nhất từ các chuyên gia nội tiết

Có thể bạn quan tâm: