Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre là 1 loại cây dây leo, được sử dụng tại Ấn Độ từ hơn 2000 năm nay để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật, còn có tên là Gurmar – nghĩa là kẻ huỷ diệt đường. Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn Độ với tên Diabeticin, Mỹ với tên Sugarest, Singapore với tên Glucos care, Nhật Bản, Trung Quốc, Austra-lia… Nghiên cứu cho thấy, nguồn gen cây dây thìa canh của Việt Nam và Trung Quốc là giống nhau. Hoạt chất chính trong dây thìa canh là các gymnemic acid.
Qua các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giúp giảm đường huyết của dây thìa canh.
Dù chưa được coi là thuốc, nhưng điều đặc biệt hơn hẳn nhiều loại thuốc khác của dây thìa canh đó là tác dụng “4 trong 1”. Các nghiên cứu đã chứng minh, hoạt chất có trong dây thìa canh có tác dụng:
+ Tăng sản xuất và hoạt tính hormon INS;
+ Giảm hấp thu glucose ở ruột;
+ Tăng men sử dụng đường ở mô, cơ;
+ Tăng thải choles-terol giảm mỡ máu.
4 tác dụng này đều giúp hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường. Với tính ôn hòa của thảo dược, dây thìa canh rất hiếm gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Qua thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy, chế độ ăn có chứa bột lá dây thìa canh với liều 500mg/chuột/ngày trong 10 ngày có tác dụng bảo vệ đáng kế đối với chuột bị đái tháo đường, đưa mức đối với người bị bệnh tiểu đường đường huyết trở về mức bình thường sau 4 ngày sử dụng so với 10 ngày ở lô chuột không được dùng dây thìa canh. Tuy nhiên, lô chuột bình thường được cho ăn bột lá dây thìa canh trong 25 ngày thì mức hạ đường huyết không có ý nghĩa thống kê. Điều nàychứng tỏ dây thìa canh chỉ có tác dụng hạ đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường mà không gây hạ đường huyết với người bình thường. Đã có nhiều nước trên thế giới sử dụng dây thìa canh để sản xuất các loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ trợ cho người bị bệnh tiểu đường như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Brazil…nhưng giá thành sản phẩm rất cao. Việt Nam chỉ là nước đi sau, tuy nhiên, các sản phẩm làm từ dây thìa canh ở Việt Nam có giá thành rất phù hợp, đa dạng sản phẩm, giúp người trung lưu và người nghèo đều có khả năng chữa bệnh.
Trích từ cuốn sách: ” Hành trình 10 năm” của PGS. TS Trần Văn Ơn