Thêm các loại thực phẩm này trong thực đơn, đồng thời hạn chế một số loại khác có thể giúp người mắc tiểu đường kiểm soát tốt căn bệnh này. Bị tiểu đường nên ăn gì – kiêng gì, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bị tiểu đường nên ăn gì?
Sống chung với bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải “tuyệt thực”. Khi đã học được cách cân bằng các bữa ăn và lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đồng thời vẫn thưởng thức những món ăn yêu thích của bản thân.
Đối với những người bị đái tháo đường, điều quan trọng là phải theo dõi tổng lượng carbohydrate trong một bữa ăn. Nhu cầu về carbohydrate của mỗi người đều sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức tiêu hao năng lượng, tuổi, giới tính hay việc sử dụng thuốc tiểu đường.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chìa khóa của một chế độ ăn uống khoa học là:
- Có trái cây và rau củ quả.
- Ăn protein nạc.
- Chọn thực phẩm ít đường hơn.
- Tránh chất béo chuyển hóa.
Vậy người bị tiểu đường ăn gì để đáp ứng những yêu cầu trên, dưới đây là danh sách gợi ý cụ thể cho bạn.
-
Rau lá xanh
Rau xanh là nguồn cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, kali, calci, protein, chất xơ,… Nhưng đặc biệt, rau xanh lại hầu như không tác động đến lượng glucose trong máu do chứa rất ít tinh bột.
Hơn nữa, một số nhà nghiên cứu chỉ ra, rau lá xanh vô cùng hữu ích cho bệnh tiểu đường nhờ hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và enzym tiêu hóa tinh bột.
Một số loại rau lá xanh bạn có thể đưa vào thực đơn hàng ngày là:
- Rau chân vịt – rau bina
- Cải bắp
- Cải xoăn -cải kale
- Cải thìa
- Bông cải xanh,…
Rau xanh lá có rất nhiều cách chế biến đa dạng, bổ dưỡng, như luộc, xào, nấu canh, làm salad. Bạn cũng có thể kết hợp rau xanh với các loại thực phẩm khác như đậu hũ hay thịt nạc để món ăn càng tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
-
Ngũ cốc nguyên hạt
Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa. Việc hấp thụ các chất dinh dưỡng chậm hơn giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc trắng đã qua tinh chế như gạo trắng, bún, phở. Các thực phẩm này cũng có chỉ số đường huyết (Glycemix index – GI) thấp hơn, do đó ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn.
Các loại ngũ cốc nguyên cám hay được sử dụng ở Việt Nam là:
- Gạo lứt
- Bánh mì, bún, phở, mì nguyên cám
- Kiều mạch
- Diêm mạch (quinoa)
- Hạt kê,…
Bạn có thể thay thế những món ngũ cốc hàng ngày bằng loại nguyên hạt, vẫn đảm bảo dinh dưỡng mà lại cực kỳ có lợi cho chỉ số glucose.
-
Cá béo
Bị tiểu đường nên ăn gì? Câu trả lời là: các loại cá béo. Cá là lựa chọn hàng đầu cho cho bất kỳ một chế độ ăn uống lành mạnh nào trên thế giới. Chứa acid béo omega-3, còn được gọi là acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA), cá béo bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể con người.
Chúng ta luôn cần một lượng chất béo lành mạnh nhất định để giữ cho các tế bào hoạt động đúng cách, cũng như tăng cường sức khỏe của tim và não. Báo cáo của ADA cho biết, chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn và đa giúp việc kiểm soát nồng độ đường huyết và lipid máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường hiệu quả hơn.
Gợi ý cho bạn một số loại cá béo
- Cá hồi
- Cá thu
- Cá mòi
- Cá ngừ
- Cá trích,…
Ngoài ra, rong biển, tảo bẹ, tảo xoắn cũng là những nguồn bổ sung thay thế của các axit béo này. Người bệnh cũng có thể thử chế biến với cách thức như nướng, quay hoặc hấp thay vì chiên rán để bữa ăn thêm lành mạnh hơn.
-
Các loại đậu (đỗ)
Đậu đỗ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường. Đậu hỗ trợ:
- Là nguồn cung cấp protein thực vật cho cơ thể.
- Giảm lại sự thèm ăn, giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.
- Có chỉ số GI thấp, tốt cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu hơn các thực phẩm giàu tinh bột khác.
- Chứa carbohydrate phức tạp, vì vậy cơ thể tiêu hóa chúng chậm hơn so với các loại carbohydrate khác.
- Ăn đậu đõ cũng giúp giảm cân, điều chỉnh huyết áp và cholesterol của một người.
Có rất nhiều loại đậu cho người bệnh lựa chọn, bao gồm:
- Đậu đỏ
- Đậu đen
- Đậu thận
- Đậu tương,…
Đậu có thể được chế biến thành các món ăn đa dạng và dinh dưỡng, nhưng vẫn đầy hấp dẫn dành cho người bệnh tiểu đường như sữa hạt, salad, chè, ngũ cốc,… Tuy nhiên, hãy nhớ không bỏ đường vào món ăn hoặc sử dụng đường ăn kiêng để không làm đường huyết tăng quá mức.
-
Trái cây họ cam quít
Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện, trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam, bưởi, chanh, có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường. Hai chất chống oxy hóa nhóm bioflavonoid, được gọi là hesperidin và naringin, được cho là chịu trách nhiệm về tác dụng chống này.
Bên cạnh đó, quả họ cam quýt cũng là một nguồn bổ sung dồi dào của vitamin C, folate, kali và nhiều vi chất khác.
-
Khoai lang
Khoai lang là một loại củ quen thuộc với người dân Việt Nam, nhờ hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Vì thế, không ít câu hỏi đã được đặt ra, người bị tiểu đường có được ăn khoai lang không?
Bạn yên tâm, người mắc tiểu đường có thể thưởng thức khoai lang mà không cần quá lo lắng về chỉ số đường huyết. Nguyên nhân là vì, khoai lang có chỉ số đường huyết thấp hơn khoai tây, giúp việc giải phóng đường được trì hoãn, không làm tăng đột ngột mức đường huyết của người dùng.
Hơn nữa, khoai lang cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường, như chất xơ, vitamin A, vitamin C, kali,…
-
Sữa chua
Trong sữa chua chứa đầy các lợi khuẩn, còn gọi là probiotic. Lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn cản các vi khuẩn gây hại sinh sôi và tác động tích cực đến sức khỏe tổng quát của cơ thể.
Một số nghiên cứu từ năm 2011 cho thấy, lợi khuẩn trong sữa chua có thể cải thiện mức cholesterol ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, từ đó giảm bớt nguy cơ mắc biến chứng trên hệ tim mạch.
Một nghiên cứu đánh giá khác cũng chỉ ra, tiêu thụ thực phẩm chứa probiotic có khả năng giảm viêm nhiễm và stress oxy hóa, cũng như tăng độ nhạy cảm với insulin.
Với các lý do trên, việc sử dụng sữa chua hàng ngày rất được khuyến khích. Các chuyên gia gợi ý, bệnh nhân nên lựa chọn các loại sữa chua tự nhiên, ví dụ như sữa chua Hy Lạp, mà không thêm đường. Thêm một chút hoa quả hay hạt vào, bạn đã có ngay một bữa sáng hoặc bữa phụ cực kỳ bổ dưỡng và phù hợp cho người mắc tiểu đường.
Người bị tiểu đường kiêng gì?
Một cách để kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống là cân bằng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao và thấp. Như bạn cũng biết, thực phẩm có GI cao làm tăng lượng đường trong máu nhiều và nhanh hơn so với món ăn có GI thấp.
Hãy lưu ý, khi chọn lựa thực phẩm có GI cao, hạn chế khẩu phần và kết hợp những thực phẩm này với protein hoặc chất béo lành mạnh. Hành động này giúp giảm tác động đến mức glucose máu và làm bạn cảm thấy no lâu hơn.
Vì thế, bị tiểu đường nên kiêng các loại thực phẩm sau:
-
Tinh bột chuyển hóa nhanh
Carbohydrate là một phần quan trọng trong tất cả các bữa ăn. Tuy nhiên, nó chính là yếu tố chủ yếu dẫn đến việc gia tăng lượng đường trong máu. Hạn chế hoặc cắt giảm khẩu phần các loại carb chuyển hóa nhanh như cơm trắng, bánh mì, mì tôm, xôi nếp,… sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường.
-
Trái cây ngọt
Bệnh nhân tiểu đường kiêng gì? Những loại quả như xoài, dưa hấu, dưa vàng, dứa, chuối, táo,… có chỉ số GI khá cao, dễ làm đường huyết tăng vọt. Vì thế, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại trái cây này.
-
Đường tinh luyện
Những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế đường tinh luyện có trong đồ ngọt, bánh ngọt, nước có ga, cafe sữa,… Lượng đường ồ ạt có thể làm mất cân bằng mức insulin của người bệnh.
-
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Không phải chất béo nào cũng xấu. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường đặc biệt phải cẩn trọng khi sử dụng những món ăn chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Không chỉ làm tăng đường huyết, các loại chất béo xấu còn khiến mức cholesterol vượt ngưỡng và để lại nhiều nguy cơ về tim mạch.
Nhiều thực phẩm chiên rán và chế biến, như khoai tây chiên, mì tôm, gà tán, bánh nướng,… chứa nhiều các loại chất béo này.
-
Thức ăn mặn
Thực phẩm chứa nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến các bệnh mãn tính nguy hiểm nói chung, và nguy cơ biến chứng ở người tiểu đường nói riêng.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA khuyến nghị nên giữ lượng muối hàng ngày nạp vào ở mức < 2.300 miligam/ngày.
-
Đồ uống có cồn
Rượu có thể làm cho lượng đường trong máu tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào mức độ bạn uống. Một số loại thuốc trị tiểu đường (như Diamicron) làm giảm mức đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Kết hợp tác dụng hạ đường huyết của thuốc với rượu có thể dẫn đến hạ đường huyết hoặc “sốc insulin”, một trường hợp cấp cứu y tế.
Bên cạnh việc lên một thực đơn khoa học, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thảo dược để hỗ trợ đẩy lùi và phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả, nổi bật là Dây thìa canh lá to.
Với 4 cơ chế hoạt động phối hợp, Dây thìa canh lá to hỗ trợ ổn định mức đường huyết vô cùng hiệu quả, an toàn:
- Ức chế tạo glucose tại ruột: nhờ bất hoạt enzyme alpha – glucosidase.
- Ngăn cản hấp thu glucose tại ruột.
- Giảm sinh đường tại gan.
- Tái tạo tế bào beta đảo tụy, tăng cường sản sinh insulin.
Trải qua quá trình nghiên cứu, phát triển kéo dài hơn 10 năm, PGS.TS Trần Văn Ơn – Nguyên Trưởng bộ môn Thực Vật – Trường Đại học Dược Hà Nội đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược Khoa, cho ra đời viên uống tiểu đường DK-Betics với thành phần chính là Dây thìa canh lá to chuẩn hóa. Nhờ hiệu quả thiết thực, DK-Betics đang ngày càng được đông đảo bệnh nhân tiểu đường đón nhận, trở thành người trợ thủ đắc lực bên bệnh nhân, chống lại căn bệnh tiểu đường dai dẳng
Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì – kiêng gì, trên đây là những thông tin chi tiết. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ Hotline 093.666.8010 hoặc 093.666.8020 để được giải đáp. Truy cập website dkbetics.com thường xuyên để theo dõi thêm những bài chia sẻ hữu ích về bệnh tiểu đường nhé!
Nguồn: https://dkbetics.com/