093.666.8010

Tác dụng của cây Dây thìa canh bạn cần biết

Từ giữa thế kỷ 19, dây thìa canh đã được biết đến trên toàn thế giới. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về thành phần và tác dụng của dây thìa canh được công bố. Trong đó, ngoài tác dụng chính là hạ đường huyết, ổn định đường huyết, người ta còn tìm ra rất nhiều tác dụng khác của dây thìa canh như: ổn định mỡ máu, kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư, viêm khớp…


Các bộ phận khác nhau của cây như thân, lá, rễ có đặc tính khác nhau và được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau trong hệ thống y học Ayurveda của Ấn Độ. Nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học được phân lập từ dây thìa canh, có thể là hợp chất tinh khiết hoặc chiết xuất dược liệu thô, đã được thử nghiệm lâm sàng trên mô hình động vật.

1. Tác dụng chống đái tháo đường
Các loại dược liệu có tác dụng ức chế đường đều có sự hiện diện của saponin triterpene được gọi là acid gymnemic, gymnemasaponin và gurmarin. Các nghiên cứu trên thực nghiệm đã xác nhận tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh đối với chuột được xử lý bởi beryllium nitrate và streptozotocin. Trọng lượng cơ thể và protein tăng nhẹ, trong khi đường huyết lúc đói giảm đáng kể ở chuột bị tiểu đường được điều trị bằng dây thìa canh. Các tác dụng gần tương tự đối với chuột được điều trị bằng hormon INS và glibenclamide.

Một nghiên cứu xác định hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất lá dây thìa canh và vai trò của chất chống oxy hóa ở chuột mắc bệnh tiểu đường đã được thực hiện bởi Kang và cộng sự. Kết quả của nghiên cứu cho thấy acid gymnemic IV (3,4 / 13,4 mg / kg) làm giảm mức đường huyết từ 14-60% trong vòng 6 giờ sau khi dùng so với glibenclamide. Nghiên cứu cũng cho thấy acid gymnemic IV nồng độ 13,4 mg / kg làm tăng nồng độ hormon INS huyết tương ở chuột mắc bệnh tiểu đường bằng STZ mà không ảnh hưởng đến tác dụng ức chế hoạt động của α -glucosidase trong niêm mạc ruột ở chuột bình thường.1
Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Ơn và cộng sự về tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. Ex Schult) ở Việt Nam được đăng trên tạp chí Dược học số 11/2008 đã cho thấy dây thìa canh nguồn gốc Việt Nam cũng có tác dụng hạ đường huyết tương tự dây thìa canh có nguồn gốc ở nhiều nước khác.

2. Tác dụng hạ mỡ máu
Tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn so với các nguyên nhân khác gộp lại. Yếu tố chính góp phần gây xơ vữa động mạch và các rối loạn liên quan như bệnh động mạch vành là tăng lipid máu. Giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Do những hạn chế của thuốc tổng hợp vì có nhiều tác dụng phụ, các công thức thảo dược mang lại một triển vọng tốt cho việc điều trị bệnh tim mạch. Các chế phẩm acid gymnemic trong dây thìa canh đã được chứng minh có hiệu quả chống béo phì. Các saponin triterpene tạo thành một số dẫn xuất acylated (tigloyl, methylbutyryl, v.v.) của acid deacylgymnemia. Các acid gymnemic bao gồm các acid gymnemic ITHER VII, gymnemosides ATHER F, gymnemasaponin, v.v… Trong nghiên cứu, người ta cho chuột ăn chế độ ăn nhiều cholesterol, sau đó chia 2 nhóm, 1 nhóm sử dụng atorvastatin liều tiêu chuẩn và 1 nhóm sử dụng chiết xuất hydroalcoholic của acid gymnemic trong vòng bảy ngày. Người ta quan sát thấy những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều cholesterol cho thấy sự gia tăng cholesterol, triglyceride, cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-c) và lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL-c) trong huyết thanh, trong khi cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-c) giảm đáng kể so với động vật bình thường. Nhóm chuột sử dụng chiết xuất hydroalcoholic của lá dây thìa canh với liều 200 mg / kg cho thấy giảm đáng kể nồng độ của tất cả các lipid và làm tăng HDL-c so với chuột được nuôi bằng chế độ ăn cholesterol cao. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất của lá cây dây thìa canh có hoạt tính chống béo phì. Nghiên cứu cho thấy, sau 45 ngày sử dụng chiết xuất hexane của dây thìa canh, trọng lượng cơ thể và hiện tượng tăng thân nhiệt do béo phì đã giảm đáng kể. Ngoài ra, chiết xuất dây thìa canh giúp cải thiện mức cholesterol, triglyceride, LDL và HDL. Chiết xuất của lá cây dây thìa canh có khả năng điều trị bệnh béo phì tương đương với thuốc tiêu chuẩn atorvastatin. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá dây thìa canh có triển vọng tốt trong việc giảm mức cholesterol và là một loại thuốc thảo dược hiệu quả cho bệnh béo phì.

Hình minh họa

3. Tác dụng chống dị ứng
Chiết xuất lá của dây thìa canh đã được nghiên cứu về hoạt tính chống dị ứng trên chuột bạch. Chiết xuất hòa tan trong nước và dầu ether (40 – 60°C) đã cho thấy có hiệu quả đáng kể trong việc kiểm soát viêm khớp. Người ta cũng cho rằng hoạt động chống dị ứng mạnh nhất của lá có thể là do hoạt tính của triterpenoids, steroid và saponin glycoside. Người ta tiến hành theo dõi hiệu quả của các chiết xuất lá dây thìa canh trong các dung môi khác nhau được dùng một lần mỗi ngày qua đường uống trong vòng 21 ngày. Kết quả cho thấy nhóm được điều trị bằng chiết xuất dầu ether làm giảm sưng chân đáng kể có thể là do ức chế phản ứng của các tế bào viêm hoặc ngăn chặn sự giải phóng các chất trung gian như cytokine (IL-Ib và TNF-a), GM-CSF, interferon và PGDF. Một số cơ chế hoạt động khác được cho là có khả năng bảo vệ giải phóng sụn khớp và phá hủy xương trong mô hình viêm khớp mạn tính. Nhiều nghiên cứu sử dụng dung môi phân cực đã chứng minh được khả năng chống dị ứng của chiết xuất lá dây thìa canh.

4. Tác dụng kháng sinh và kháng khuẩn
Chiết xuất dây thìa canh có tác dụng kháng sinh và kháng khuẩn trên một số tác nhân gây bệnh cụ thể như S. aureus, E. coli, và B. subtilis, trong khi đó hoạt tính chống lại vi khuẩn gram âm không đáng kể. Chiết xuất lá dây thìa canh cho thấy triển vọng tốt vì một phương thuốc thảo dược kháng sinh có hiệu quả như công thức thảo dược để điều trị các bệnh nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn của dây thìa canh và acid gymnemic cũng được nghiên cứu chống lại E. coli và B. cereus và tác dụng kháng khuẩn có ý nghĩa chống lại vi khuẩn. Bhuvaneswari và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất dây thìa canh riêng đối với phần rễ và các bộ phận trên mặt đất. Kết quả cho thấy rằng chiết xuất methanol của dây thìa canh trong môi trường acid có tác dụng tốt đối với tất cả các tác nhân gây bệnh cho thấy phổ tác dụng khá rộng. Trong một nghiên cứu tương tự, tác dụng kháng khuẩn của chiết xuất etanol của dây thìa canh đối với Bacillus pumilus , B. subtilis , P. aeruginosa và S. aureus cũng cho thấy tác dụng kháng khuẩn đầy hứa hẹn. Có thể suy ra từ các nghiên cứu rằng chiết xuất từ methanolic và ethanolic của lá dây thìa canh Gymnema sylvestre sở hữu hoạt tính kháng sinh và kháng khuẩn đáng kể.

5. Tác dụng chống viêm
Trong hệ thống y học cổ truyền Ayurveda của Ấn Độ, lá của dây thìa canh đã được sử dụng rộng rãi và được mô tả là có vị đắng, chát, tính nóng, bổ tỳ vị, bổ can, giảm đau và chống viêm. Thành phần có hoạt tính chống viêm của dây thìa canh là tannin và saponin. Trong nghiên cứu, người ta tiến hành gây phù chân cho chuột bằng carrageenin và bệnh u hạt gây ra bởi phương pháp cấy bông viên, sau đó sử dụng chiết xuất trong nước của lá dây thìa canh với liều 200, 300 và 500 mg/ kg để thử nghiệm về hoạt tính chống viêm, với chất chuẩn là phenylbutazone. Kết quả cho thất chiết xuất acid gymnemic ở nồng độ 300 mg / kg làm giảm đáng kể khối lượng phù chân 48,5% trong vòng 4 giờ sau khi dùng thuốc, trong khi phenylbutazone làm giảm thể tích phù chân xuống 57,6%. Ngoài ra, dịch chiết nước ở nồng độ 200 và 300 mg / kg thể hiện tác dụng giảm u hạt khi so sánh với nhóm đối chứng.

6. Tác dụng chống ung thư và độc tế bào
Nhiều saponin có nguồn gốc từ thực vật, cụ thể là ginsenosides, soyasaponin và saikosaponin đã cho thấy hoạt tính chống ung thư đáng kể. Khả năng chống ung thư của gymnemagenol trên các dòng tế bào ung thư HeLa trong điều kiện in vitro , đã được xác định. Hoạt tính gây độc tế bào của saponin đã được kiểm tra bằng xét nghiệm tăng sinh tế bào MTT. Dịch chiết ở nồng độ 50  μ g / mL cho thấy hoạt động gây độc tế bào tốt trên 73% trên tế bào HeLa. Tiến hành cố lập thành phần có hoạt tính sinh học, người ta đã tìm thấy gymnemagenol có mức độ ức chế cao đối với sự tăng sinh của dòng tế bào ung thư HeLa . Hơn nữa, các saponin này không độc hại đối với sự phát triển của các tế bào bình thường trong điều kiện in vitro. Với tỷ lệ ung thư gia tăng ở người, thảo dược này cũng là một phương pháp điều trị ung thư tiềm năng.

7. Tác dụng miễn dịch
Dây thìa canh được báo cáo là một loại cây có tác dụng kích thích miễn dịch. Dịch chiết lá dây thìa canh được thử nghiệm cho các hoạt động kích thích miễn dịch bằng cách phát hiện sự di chuyển của bạch cầu trung tính, xét nghiệm hóa trị, số lượng thực bào của C. albicans bị chết và xét nghiệm tetrazolium nitroblue. Chiết xuất từ lá của dây thìa canh cho thấy hoạt động kích thích miễn dịch đáng kể ở mức 10, 25, 50, 100, và 1000  μg / mL trên bạch cầu trung tính của con người trong điều kiện in vitro.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

8. Sử dụng trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, lá của dây thìa canh được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa khác, trong khi hoa và vỏ cây được dùng trong các bệnh liên quan đến đờm. Các tài liệu cổ về y học Ấn Độ, Sushruta , mô tả gurmar là kẻ hủy diệt bệnh tiểu đường và các rối loạn tiết niệu khác. Chiết xuất của dây thìa canh được báo cáo là có vị chát, đắng, có tác dụng chống viêm, giảm đau, nhuận tràng, bổ gan, tăng cường miễn dịch, lợi tiểu, chống co thắt, bổ tử cung. Loại cây này cũng cho thấy tầm quan trọng trong điều trị vàng da, táo bón, bệnh cơ tim, hen suyễn, viêm phế quản, vô kinh, viêm kết mạc, sỏi thận và viêm bàng quang, chứng khó tiêu, bệnh bạch cầu và bệnh Parkinson. Các báo cáo trong các tài liệu cổ cho thấy rằng dây thìa canh có nhiều ứng dụng y học, cụ thể là thuốc chống giun sán, hạ sốt, làm se da, thuốc an thần, giảm đau, trợ tim, nhuận tràng, lợi tiểu, ho khan, bệnh trĩ, bệnh lậu, sốt vàng da và thay đổi sắc tố da. Vỏ rễ dây thìa canh rất hữu ích như một chất kích thích, giảm đau và nước ép rễ giúp điều trị rắn cắn. Chiết xuất dây thìa canh cũng hữu ích trong điều trị trĩ, đau đại tràng, chảy nước mắt, đờm, các vấn đề về mắt, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp.

Tài liệu tham khảo
1. Pragya Tiwari, B. N. Mishra, and Neelam S. Sangwan (2014). Phytochemical and Pharmacological Properties of Gymnema sylvestre: An Important Medicinal Plant. BioMed Research International.2014:830285
2. Trần Văn Ơn, Phùng Thanh Hương, Đỗ Anh Vũ và CS (2008). Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz) R. Br. ex Schult) Việt Nam. Tạp chí Dược học. 391; 31-34.

 

Có thể bạn quan tâm: , , ,