Vắc xin ngừa Covid-19 có tác động thế nào đến bệnh nhân tiểu đường? Người bệnh sẽ được lợi ích – nguy cơ nào khi tiêm ngừa vắc xin Covid-19? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây!
1. Bệnh nhân tiểu đường trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19
Dịch bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) bùng phát do hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng coronavirus 2 (SARS-CoV-2) đã ảnh hưởng đến hơn 220 triệu người và gây ra hơn 4,67 triệu ca tử vong trên toàn cầu.
Bệnh có tiên lượng xấu, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). ĐTĐ có liên quan đến mức độ nặng, tăng nguy cơ nhập viện chăm sóc đặc biệt và tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cả bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và ĐTĐ týp 1 đều có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 tăng lên so với những người không mắc ĐTĐ.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát đường huyết tốt trước khi nhập viện như kiểm soát tốt HbA1c, không liên quan đến kết quả cải thiện ở bệnh nhân ĐTĐ nhập viện vì COVID-19. Vì vậy, phòng ngừa ban đầu vẫn là nền tảng chính để giảm thiểu rủi ro liên quan đến COVID-19 ở bệnh nhân ĐTĐ.
Tử vong ở những người cao tuổi mắc bệnh ĐTĐ đã được ghi nhận là do viêm phổi. Người ta đã báo cáo rằng mức độ nghiêm trọng của COVID-19 có thể tăng lên đáng kể do các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí và hút thuốc và các bệnh tiềm ẩn như huyết áp cao, ĐTĐ, bệnh tim và hô hấp tiềm ẩn.
Một loạt các yếu tố, bao gồm tính nhạy cảm di truyền của vật chủ đối với nhiễm trùng, cơ chế bảo vệ miễn dịch tế bào và miễn dịch, cũng như các yếu tố như huyết áp thấp và tổn thương thần kinh, và cuối cùng là những thay đổi về chuyển hóa, có thể khiến bệnh nhân ĐTĐ bị nhiễm trùng thêm.
Người ta cũng chỉ ra rằng mô tuyến tụy là mô đích tiềm tàng cho nhiễm trùng SARS-CoV, dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn đến tăng đường huyết.
Như đã đề cập ở trên, bệnh ĐTĐ và tăng đường huyết là một trong những biến chứng phổ biến nhất có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát và gia tăng tử vong.
Việc phát triển vaccine SARS-CoV-2 đóng vai trò quan trọng trong quản lí và chăm sóc cho những người mắc bệnh ĐTĐ. Một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng ban đầu là tiêm phòng kịp thời và đầy đủ.
2. Một số loại vaccine phòng Covid-19 và đáp ứng của người bệnh tiểu đường
Nhiều loại vắc xin ngừa Covid-19 với hiệu quả và độ an toàn khác nhau đã được phát triển để chống lại nguồn bệnh nguy hiểm này, được thống kê dưới đây.
2.1. Vaccine Pfizer
- Tên vaccine: BNT162b2
- Công ty/ đơn vị sản xuất: Pfizer-BioNTech
- Loại vaccine: Vaccine mRNA
- Nghiên cứu: Pha 3
- Hiệu quả: 95%. Hiệu lực với từng biến thể: Beta 75%; Delta 88% và Alpha 93%.
- An toàn:
- Đau ngắn, nhẹ, vừa phải tại chỗ tiêm, mệt mỏi và nhức đầu. Tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng thấp.
- Tỷ lệ sốc phản vệ 11,1 ca trên 1 triệu liều tiêm.
- Người mắc ĐTĐ tham gia nghiên cứu: Không đề cập.
2.2. Vaccine Moderna
- Tên vaccine: mRNA-1273
- Công ty/ đơn vị sản xuất: Moderna and the Vaccine Research Center at NIAID
- Loại vaccine: Vaccine mRNA
- Nghiên cứu: Pha 3
- Hiệu quả: 94,1%
- An toàn:
- Phản ứng tại chỗ và toàn thân thoáng qua, tỷ lệ các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng thấp.
- Tỷ lệ sốc phản vệ thấp hơn (2,5 ca trên 1 triệu liều tiêm).
- Người mắc ĐTĐ tham gia nghiên cứu: N=2875.
2.3. Vaccine AstraZeneca
- Tên vaccine: AZD1222 (ChAdOx1)
- Công ty/ đơn vị sản xuất: Oxford-AstraZeneca Jenner Institute, Đại học Oxford
- Loại vaccine: Vaccine vector virus
- Nghiên cứu: 1/2/3
- Hiệu quả: 70,4%
- An toàn:
- Vaccine này được xác định là an toàn trong thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên khi triển khai tiêm chủng rộng rãi, xuất hiện hội chứng đông máu sau tiêm với tỉ lệ rất nhỏ, liên quan đến sự xuất hiện của kháng thể kháng PF4 gây hoạt hoá tiểu cầu. Tỷ lệ cao hơn ở người dưới 50 tuổi, xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.
- Người mắc ĐTĐ tham gia nghiên cứu: N=270.
2.4. Vaccine Sputnik V
- Tên vaccine: Sputnik V vaccine (GamCOVID-Vac)
- Công ty/ đơn vị sản xuất: Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh học Quốc gia Gamalaya – LB Nga
- Loại vaccine: Vaccine vector virus
- Nghiên cứu: Pha 3
- Hiệu quả: 91,6%
- An toàn:
- Các tác dụng phụ thường gặp là triệu chứng giống cúm, phản ứng tại chỗ tiêm, nhức đầu và mệt mỏi. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được coi là liên quan đến tiêm chủng.
- Người mắc ĐTĐ tham gia nghiên cứu: N=4922.
2.5. Vaccine Johnson & Johnson
- Tên vaccine: JNJ-78436735 or Ad26.COV2.S
- Công ty/ đơn vị sản xuất: Johnson & Johnson (Janssen Biotech, Inc.)
- Loại vaccine: Vaccine vector virus
- Nghiên cứu: Pha 3
- Hiệu quả: 66,1% (14 ngày sau tiêm) và 66,9% (28 ngày sau tiêm). Hiệu quả phòng bệnh nghiêm trọng là 85% và hiệu quả ngăn chặn tử vong là 100%
- An toàn: Tỷ lệ sốt chung là 9% và sốt độ 3 là 0,2%. Hội chứng huyết khối hiếm gặp sau tiêm, tỷ lệ 7 trên 1 triệu ca tiêm.
- Người mắc ĐTĐ tham gia nghiên cứu: N=2764.
2.6. Vaccine Sinovac
- Tên vaccine: CoronaVac
- Công ty/ đơn vị sản xuất: Sinovac Biotech
- Loại vaccine: Vaccine bất hoạt
- Nghiên cứu: Pha 3
- Hiệu quả: 50.65% – 91.25%
- An toàn: Không đề cập.
- Người mắc ĐTĐ tham gia nghiên cứu: Không đề cập.
2.7. Vaccine Sinopharm
- Tên vaccine: BBIBP-CorV
- Công ty/ đơn vị sản xuất: Công ty Sinopharm
- Loại vaccine: Vaccine bất hoạt
- Nghiên cứu: Pha 3
- Hiệu quả: 78,1%
- An toàn:
- Dị ứng độ 1,2 có thể gặp. Không có sốc phản vệ.
- Người mắc ĐTĐ tham gia nghiên cứu: Không đề cập.
Do mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng nặng và nguy cơ mắc bệnh hay tử vong ở hơn ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn so với bình thường, bệnh nhân ĐTĐ type 1 và type 2 đều là những đối tượng nên được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19.
Tuy nhiên, còn rất nhiều các câu hỏi liên quan đến hiệu quả, đáp ứng miễn dịch, tác dụng phụ, thời gian tiêm, loại vaccine, các biến chứng của ĐTĐ cũng như tương tác giữa các thuốc điều trị ĐTĐ và hiệu quả của vaccine Covid-19 còn chưa rõ ràng và cần thiết phải có các bằng chứng từ các nghiên cứu trong tương lai.
Bên cạnh việc tích cực thực hiện các biện pháp chống dịch và tiêm chủng hợp lý, bệnh nhân tiểu đường có thể tìm đến biện pháp ổn định đường huyết hiệu quả từ dược liệu Dây thìa canh lá to (Gymnema sylvestre)!
Dây thìa canh lá to chứa hoạt chất acid gymnemic với cấu trúc gần giống với phân tử đường. Từ đó, nó ngăn cản đường gắn vào các thủ thể, hỗ trợ giảm thiểu việc hấp thụ glucose tại ruột non. Nghiên cứu còn cho thấy, chiết xuất từ Dây thìa canh lá to (Gymnema sylvestre) có thể làm giảm khả năng giảm tải quá trình gan chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose và tăng cường tái tạo tế bào đảo tụy, tăng sinh insulin, từ đó ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hữu hiệu.
Dây thìa canh lá to lần đầu được phát hiện và phát triển bởi PGS.TS Trần Văn Ơn, nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau nhiều đề tài nghiên cứu, Dây thìa canh lá to đã được chứng minh có tác dụng vượt trội gấp 2 lần so với dòng dây thìa canh bình thường trên thị trường.
Hiện tại, quy trình sản xuất và chế biến Dây thìa canh lá to thành các chế phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng là DKbetics đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty Cổ phần Dược Khoa. Để tham khảo thêm về các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường từ Dây thìa canh lá to, vui lòng truy cập tại đây.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin về tương tác giữa vaccine ngừa Covid-19 và bệnh tiểu đường. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ Hotline 093.666.8010 hoặc 093.666.8020 để được giải đáp. Truy cập website dkbetics.com thường xuyên để theo dõi thêm những bài chia sẻ hữu ích về bệnh tiểu đường nhé!
Tham khảo : Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam