093.666.8010

[TỔNG HỢP] TOP 10 nguyên nhân gây rối loạn đường huyết ít người biết đến

Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết

Bạn có biết, mất ngủ, thiếu nước, căng thẳng, và thậm chí cả thời tiết cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Cùng tìm hiểu 10 nguyên nhân không ngờ có thể tác động đến lượng glucose trong máu qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết

Cho dù bạn mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 hay đã sống chung với tình trạng này trong vài năm, bạn cũng biết mức độ đường huyết có thể thay đổi như thế nào và tầm quan trọng của việc kiểm soát chúng.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), kiểm soát lượng đường trong máu là chìa khóa giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh thận, tổn thương thần kinh, các vấn đề về thị lực, đột quỵ và bệnh tim mạch. Chuyên gia tiểu đường Lisa McDermott của Mạng lưới sức khỏe Allegheny cho biết, đường máu ổn định giúp bạn tràn đầy năng lượng, dễ tập trung và có tâm trạng tốt hơn.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), dùng thuốc đúng hạn, lập kế hoạch bữa ăn hợp lý, tập thể dục thường xuyên và kiểm tra lượng đường huyết đều đặn có thể giúp bạn duy tri tình trạng bệnh ổn định. ADA khuyến cáo, mức glucose máu đo được là từ 80 – 130 mg / dL trước bữa ăn và dưới 180 mg / dL lúc 2h sau ăn. Hơn nữa, bệnh nhân cũng nên làm xét nghiệm HbA1C để xác định mức đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng qua để biết được bạn có đang đáp ứng các mục tiêu điều trị.

Tìm hiểu các thói quen ảnh hưởng đến lượng đường trong máu giúp chúng ta dự đoán tốt hơn về mức độ dao động của bệnh. Mức đường trong máu quá thấp hay quá cao đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Như bạn đã biết, glucose máu cao dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn mửa hoặc khó thở. Trong khi đó, lượng đường thấp có thể làm bạn bị nhầm lẫn, chóng mặt, mờ mắt, co giật, bất tỉnh, hoặc thậm chí tử vong nếu glucose huyết xuống quá thấp. 

Vậy nhưng, ngay cả khi đã cố gắng kiêng khem và dùng thuốc cẩn thận, chỉ số đường huyết của một số người vẫn biến động thất thường. Rốt cuộc, một số các yếu tố ảnh hưởng đến mức glucose máu lại nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Nhưng điều này không có nghĩa là ta không thể kiểm soát những yếu tố đó. Hãy tìm hiểu một số yếu tố ít được biết đến có thể gây ra sự thay đổi đường huyết – và cách điều chỉnh cho phù hợp qua bài viết dưới đây. 

2. Những yếu tố làm rối loạn đường máu có thể bạn chưa biết

2.1. Mất nước

Mất nước cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao? Hóa ra, hai vấn đề này có liên quan nhiều hơn những gì ta nghĩ. Thiếu chất lỏng có thể dẫn đến tăng đường huyết, vì đường trong tuần hoàn của bạn trở nên cô đặc hơn. Tệ hơn, đường huyết cao càng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước nhiều hơn.

Vì thế, những người mắc bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước lọc hoặc đồ uống không chứa calo để luôn cấp đủ nước cho cơ thể. Lượng nước cần thiết tùy thuộc vào các yếu tố như giới tính, tuổi tác. Thêm vào đó, những người hoạt động nhiều hoặc có chỉ số khối cơ thể lớn sẽ cần nhiều chất lỏng hơn.

Nếu cảm thấy nước lọc thật nhạt nhẽo, hãy thử thêm một vài giọt chanh,  vài lát dưa chuột hoặc lá bạc hà tươi. Các loại trà thảo mộc không đường và không chứa caffeine như trà dây thìa canh cũng là một lựa chọn không tồi.

Tham khảo: Trà Dây thìa canh lá to DKbetics

2.2. Sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo

Nhiều bệnh nhân tiểu đường tìm đến các dòng sản phẩm tạo ngọt nhân tạo vì nó được quảng cáo không làm tăng đường máu, cũng như chứa lượng calo rất thấp. Tuy nhiên, một nghiên cứu đăng tải trên Frontier in Nutrition lại cho rằng, chất làm ngọt nhân tạo có thể góp phần làm rối loạn cân bằng động của glucose máu.

Tuy nhiên, điều này không hẳn là đúng. Nhều cơ quan chính phủ hay các tổ chức y tế đều khẳng định rằng hầu hết các chất làm ngọt nhân tạo không ảnh hưởng đến đường máu.Vậy điều gì có thể xảy ra? Mayo Clinics đưa ra giả thiết, khi sử dụng dạng đường này, chúng ta có thể gặp phải tình trạng “tăng đường huyết hồi ứng”.  Việc tiêu thụ đường nhân tạo dẫn đến tâm lý tăng sử dụng các sản phẩm “không đường” khác, trong khi chúng cũng chứa không ít tinh bột và calo. Ngoài ra, một số chất làm ngọt có nguy cơ gây tiêu chảy, góp phần làm mất nước, điều cũng làm ảnh hưởng đến mức đường huyết.

Các chuyên gia gợi ý, nếu thực sự yêu thích những sản phẩm chứa đường ăn kiêng, hãy tiêu thụ với lượng tối thiểu và cố gắng cắt giảm nếu có thể. Bạn cũng nên theo dõi glucose máu thường xuyên trước và sau khi dùng để biết xem chất làm ngọt dạng này có ảnh hưởng đến mức đường huyết. Bên cạnh đó, bạn có thể dần chuyển sang sử dụng một số loại hoa quả, nước lọc, trà ít đường để thay thế. 

2.3. Thuốc tây cũng có thể là yếu tố tác động đến đường huyết

Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn dùng để điều trị các bệnh khác ngoài tiểu đường có thể gây tăng hoặc giảm lượng đường trong máu của bạn. Ví dụ, steroid (được sử dụng để điều trị các tình trạng viêm, rối loạn tự miễn và hen suyễn) có nguy cơ làm đường máu tăng lên đáng kể. Thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần, chống viêm nhóm NSAIDs, một số thuốc lợi tiểu cũng được chỉ ra gây nên các chỉ số cao hơn bình thường. 

Trong khi đó, thuốc trị gút allopurinol, thuốc kháng nấm họ imidazole, nhóm thuốc trị viêm loét đường tiêu hóa,… lại có thể tương tác với thuốc tiểu đường, làm giảm lượng đường trong máu hoặc khó nhận ra các dấu hiệu hạ đường huyết hơn. Vì thế, bệnh nhân cần đặc biệt cẩn trọng khi kết hợp nhiều loại thuốc hóa dược điểu trị các bệnh lý khác nhau. 

Hãy đảm bảo rằng các bác sĩ, dược sĩ kê đơn của bạn biết về bệnh tiểu đường và các loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi kê toa mới để biết được chúng có gây trở ngại cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường, hoặc tương tác với bất kỳ loại thuốc nào khác hay không.

2.4. Hiệu ứng bình minh

Bạn thức dậy với chỉ số đường huyết cao, ngay cả khi con số của bạn hoàn toàn trong “vùng xanh” trước đó? Theo Mayo Clinic, bạn có thể đang trải qua “hiện tượng bình minh”, xảy ra khi cơ thể chuẩn bị thức dậy.

Trong khoảng thời gian từ 2 đến 8 giờ sáng, cơ thể tiến hành giải phóng hàng loạt cortisol và các hormone khác, nhằm đánh thức chúng ta. Những hormone này làm cho cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Vậy nên, “hiện tượng bình minh” có khả năng khiến lượng đường trong máu của bạn tăng vọt vào buổi sáng!

Nếu bạn thấy đường huyết buổi sáng lên cao hoặc không ổn định so với mức glucose máu trong ngày, bạn có thể đang gặp phải hiện tượng này. Một số biện pháp khắc phục tại gia bao gồm: điều chỉnh lại chế độ ăn uống, ngủ sớm và đúng giờ, tập thể dục, dùng thuốc đều đặn, sử dụng một số thảo dược hỗ trợ,… Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để có những điều chỉnh thích hợp nhất với tình trạng bệnh của chính mình. 

2.5. Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Theo Bệnh viện Women’s College, những thay đổi về nội tiết tố trong giai đoạn tiền kinh nguyệt của phụ nữ có thể dẫn đến lượng đường trong máu giảm đi. Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin trong tuần trước khi đến kỳ kinh nguyệt. Nhưng hãy yên tâm, các chỉ số thường sẽ trở lại bình thường ngay sau khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. 

Nếu bạn thấy đường máu của mình liên tục tăng cao vào tuần trước kỳ kinh nguyệt, cố gắng cắt giảm lượng tinh bột nạp vào. Ngoài ra, tăng thêm một chút thời gian tập thể dục cũng sẽ hỗ trợ làm đường huyết của chị em ổn định hơn trong giai đoạn này.  

2.6. Mất ngủ khiến đường huyết rối loạn

Những đêm trằn trọc mất ngủ ảnh hưởng nhiều hơn tâm trạng và năng lượng của bạn. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến đường máu của bệnh nhân tiểu đường luôn luôn “bấp bênh”, không ổn định. Một đánh giá công bố vào tháng 12/2015 trên tạp chí Diabetes Therapy kết luận rằng, thiếu ngủ cản trở việc kiểm soát glucose và độ nhạy insulin ở những người mắc tiểu đường tuýp 2.

Chuyên gia Lisa Bonsignore cho rằng: “Giấc ngủ có tác dụng phục hồi. Ngủ không đủ giấc là một dạng căng thẳng mãn tính đối với cơ thể. Bất cứ lúc nào, càng thêm căng thẳng, bạn càng phải đối mặt với mức glucose máu tăng vọt.”

Thật không may, nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 lại thường gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, những người có chỉ số khối cơ thể cao, thừa cân, béo phì còn phải đối mặt với nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ – một loại rối loạn giấc ngủ. 

Để cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ, bạn nên tạo thói quen ngủ nhất quán. Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Theo khuyến nghị của National Sleep Foundation, bạn nên đặt mục tiêu ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, uống một cốc nước hoặc sữa ấm, sử dụng các thảo dược có tác dụng an thần,… để giấc ngủ đến một cách dễ dàng hơn. 

2.7. Thời tiết khắc nghiệt

Cho dù ngoài trời nóng oi hay rét buốt, nhiệt độ khắc nghiệt có thể là nguyên nhân cản trở việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Người mắc tiểu đường tuýp 2 có những phươnng thức phản ứng với nhiệt độ khác nhau. Một số người có thể thấy lượng đường trong máu của họ tăng lên vào những ngày thực sự nóng bức vì tình trạng khó chịu khiến họ càng thêm căng thẳng. Những người khác, đặc biệt là những người dùng insulin, lại có thể gặp khả năng ngược lại. 

Hơn nữa, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiệt độ cao ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin và có khả năng dẫn đến sự thay đổi đường huyết. Cũng có giả thiết, đường máu cao kinh niên dẫn đến việc tác động đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Yếu tố này đồng thời khiến cơ thể mất chất lỏng nhanh chóng hơn. Điều này khiến cơ thể mất nước, và từ đó làm tăng lượng đường trong máu. 

Các chuyên gia khuyến cáo, hãy cố gắng ở trong nhà vào những thời điểm nắng nóng đỉnh điểm. Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ mức glucose máu ở các thời điểm trên để có điều chỉnh hợp lý, kịp thời. 

2.8. Du lịch

Thay đổi vài múi giờ có thể chẳng là gì so với người bình thường, nhưng với bệnh nhân đái tháo đường lại khác. Chuyên gia Lisa McDermott chia sẻ, sự thay đổi thời gian và địa điểm làm gián đoạn lịch uống thuốc hàng ngày. Hơn nữa, khi đi du lịch, bạn ít khi có thể “giữ mình” và ăn uống “thả cửa” hoặc ngủ nghỉ bất thường, cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Các chuyên gia khuyên bạn nên đóng gói một chút đồ ăn nhẹ chứa tinh bột lành mạnh, cũng như uống đủ nước mỗi ngày. Cố gắng ăn một thứ gì đó cách 4h/lần, ngay cả khi nó không thể vào đúng thời điểm bạn thường ăn. Nếu bạn phải tiêm insulin, nhớ lên lịch dùng thuốc để bạn không tính sai liều lượng hay thời điểm tiêm. 

2.9. Sử dụng đồ uống chứa nhiều caffein

Theo Mayo Clinic, một người bình thường có thể tiêu thụ tới 400mg caffein mỗi ngày mà vẫn an toàn. Vậy nhưng, với người mắc tiểu đường, caffein tác động đến hoạt động của insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. 

Nghiên cứu trước đây cho thấy, nạp nhiều caffein có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến ở những người đã mắc bệnh. Thế nhưng, tháng 1 năm 2015 trên Tạp chí Nghiên cứu Chẩn đoán và Lâm sàng, cho thấy rằng lượng caffeine lại cải thiện cách cơ thể quản lý lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến đái tháo đường!

Chuyên gia McDermott cho ý kiến: Nó có thể phụ thuộc vào mỗi người! “Một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể uống tất cả các loại caffeine mà họ muốn, trong khi những người khác lại thấy lượng đường trong máu tăng vọt chỉ với một tách cà phê.”

Tất cả những gì bạn có thể làm là theo dõi lượng đường trong máu để quan sát mức độ ảnh hưởng của caffeine đến cơ thể. Nếu bạn thường xuyên bị thay đổi đường huyết và là người tiêu thụ nhiều đồ uống có chứa caffein (cà phê, trà, nước tăng lực, nước có ga,…), hãy cân nhắc cắt giảm để xem liệu việc kiểm soát đường huyết của bạn có được cải thiện hay không. 

2.10. Sử dụng máy kiểm tra đường huyết sai cách

Nếu bạn quên rửa tay trước khi chích máu, máy đo đường huyết có thể thể hiện những kết quả sai. Nghiên cứu đã chỉ ra, dư lượng đường trên da có thể làm ô nhiễm mẫu máu và khiến chỉ số biểu hiện cao hơn so với thực tế. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến việc tự tăng liều insulin hay thuốc tiểu đường, dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Các máy đo đường huyết ngày nay có độ nhạy cao vì chúng sử dụng một lượng máu rất nhỏ, nghĩa là nồng độ glucose trong mẫu có thể giảm đi. Nếu vẫn chưa chắc chắn, bạn có thể cải thiện độ chính xác của xét nghiệm bằng cách sử dụng giọt máu thứ hai sau khi lau sạch giọt máu đầu tiên.

3. Kết luận

Trên đây là 10 nguyên nhân có khả năn khiến chỉ số đường huyết bị rối loạn. Nếu mức glucose máu của bạn thường xuyên tăng giảm bất thường, bạn có thể suy xét các yếu tố có thể gặp lại và trao đổi thêm với các chuyên gia y tế để tìm cách khắc phục thích hợp. 

Bên cạnh đó, người bệnh luôn cần duy trì nghiêm ngặt quy tắc “kiềng ba chân” trong bệnh đái tháo đường: sử dụng thuốc – ăn uống – tập luyện, sinh hoạt khoa học để kiểm soát đường huyết tối ưu hơn.

Ngoài ra, người bệnh có thể tìm đến cách thức đẩy lùi tiểu đường hữu hiệu từ Dây thìa canh lá to (Gymnema sylvestre) – được mệnh danh là “kẻ hủy diệt đường” trong văn thư y khoa cổ Ấn Độ!

Với thành phần chính là acid gymnemic, có cấu trúc gần giống với phân tử đường, Dây thìa canh lá to hỗ trợ giảm thiểu hiệu quả việc hấp thụ glucose vào cơ thể tại ruột non. Ngoài ra, loại dược liệu này còn có khả năng  chèn vào các thụ thể hấp thu glucose trong ruột, làm đường không thể đi vào tuần hoàn. 

Nghiên cứu còn cho thấy, chiết xuất từ Dây thìa canh lá to (Gymnema sylvestre) có thể làm giảm khả năng giảm tải quá trình gan chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose và tăng cường tái tạo tế bào đảo tụy, tăng sinh insulin, từ đó ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hữu hiệu. 

Dây thìa canh lá to lần đầu được phát hiện và  phát triển bởi PGS.TS Trần Văn Ơn, nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau nhiều đề tài nghiên cứu, Dây thìa canh lá to đã được chứng minh có tác dụng vượt trội gấp 2 lần so với dòng dây thìa canh bình thường trên thị trường.

Hiện tại, quy trình sản xuất và chế biến Dây thìa canh lá to thành các chế phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng là DKbetics đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty Cổ phần Dược Khoa. Để tham khảo thêm về các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường từ Dây thìa canh lá to, vui lòng truy cập tại đây

Hi vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin về top 10 nguyên nhân gây rối loạn đường huyết ít người biết đến. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ Hotline 093.666.8010 hoặc 093.666.8020 để được giải đáp. Truy cập website dkbetics.com thường xuyên để theo dõi thêm những bài chia sẻ hữu ích về bệnh tiểu đường nhé!

 

Có thể bạn quan tâm: