093.666.8010

Tổng quan về Dây thìa canh lá to

Dây thìa canh lá to tên khoa học là Gymnema latifolium Wall. Ex Wight thuộc ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida), phân lớp Hoa Môi (Lamiidae), Bộ Long Đởm (Gentianales), họ Trúc Đào (Apocynaceae), phân họ Thiên Lý (Asclepiadoideae), Chi Gymnema R. Br.

Đặc điểm thực vật của Dây thìa canh lá to

Dây leo, dài lên tới 7-10 m. Toàn thân có nhựa mủ màu vàng tươi. Thân non đường kính 1-3 mm, phủ lông màu hung đỏ, dày đặc ở ngọn; thân bánh tẻ có lỗ bì và lông thưa; thân già có bần hóa xốp có khía dọc; lóng thân từ 4-18 cm.
Lá đơn, nguyên, mọc đối; cuống lá 3-5cm, phủ lông dày; phiến lá hình bầu dục, dài 10-14 cm, rộng 5-8 cm; gốc lá tròn, có khi hơi lõm hoặc hơi lệch; mép lá nguyên; ngọn lá nhọn; mặt trên xanh thẫm, phủ lông ráp; mặt dưới màu xanh hơi vàng, phủ lông ráp. Lá non có lông dày, mềm; lá bánh tẻ ráp do lông cứng, nhiều hơn ở mặt dưới lá, dày hơn ở phần gân lá; lá già có màu vàng đặc trưng.
Dây thìa canh lá to

                                     A                                                 B                                 C
Hình 1: Đặc điểm hình thái cây Dây thìa canh lá to
A: Cành mang lá; B: Mặt trước lá; C: Mặt sau lá

Dây thìa canh lá to 2 Cây dây thìa canh lá to
Một B

Hình 1.9: Đặc điểm hình thái cây Dây thìa canh lá to (G.latifolium)
(A. Cành mang lá; B. Hoa nguyên vẹn)

Thành phần hóa học cây Dây thìa canh lá to

Lá cây dây thìa canh lá to có chứa saponin, flavonoid, coumarin, tanin, chất béo, đường khử, acid amin, acid hữu cơ. Các thành phần hóa học của cây dây thìa canh lá to tương đối giống với thành phần hóa học của cây dây thìa canh (G.sylvestre).
Các nhà khoa học đã tiến hành chiết xuất GL4 theo phương pháp tương tự như chiết xuất GS4 từ cây dây thìa canh. Kết quả đã xác định được hàm lượng GL4 là 7%.
Năm 2012, trong nghiên cứu về đa dạng các loài trong chi Gymnema tại Việt Nam, tác giả Phạm Hà Thanh Tùng đã tiến hành HPLC sản phẩm thủy phân dịch chiết lá dây thìa canh lá to và các loài khác cùng chi, trong đó có dây thìa canh và tiến hành HPTLC phân đoạn GX4 của các loài trong chi. Kết quả cho thấy thành phần saponin của dây thìa canhdây thìa canh lá to có tính chất tương đồng cao.
Mới đây nhất, từ phân đoạn ethyl acetate của lá cây dây thìa canh lá to đã phân lập được 2 hợp chất là GLHE9 (được xác định là 3β-acetoxy-22, 23, 24, 25, 26, 27-hexanordammaran-20-on) và hợp chất GLHE7 (lupeol acetat) (Hình 1.11.

Cây dây thìa canh lá to cây dây thìa canh lá to Cây dây thìa canh lá to
a) b)

Hình 1.11: Cấu trúc hóa học của hợp chất GLHE9 (a) và GLHE7 (b)

Tác dụng sinh học của cây Dây thìa canh lá to

   Tác dụng hạ đường huyết
Tác dụng hạ đường huyết của cây dây thìa canh lá to lần đầu tiên được phát hiện trên thế giới trong Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các dược liệu và bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị Đái tháo đường” do nhóm nghiên cứu ở bộ môn Thực Vật – Trường Đại học Dược Hà Nội thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành trên chuột bình thường và mô hình chuột gây tăng đường huyết thực nghiệm bởi STZ. Kết quả cho thấy dịch chiết cồn dây thìa canh lá to với liều 10g dược liệu/kg thể trọng chuột làm hạ đường huyết ở chuột bình thường với mức đường huyết khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ, tác dụng hạ đường huyết mạnh nhất sau 4 giờ, kéo dài tới 5 giờ (đạt 24,07%). Trên mô hình chuột gây ĐTĐ bằng STZ, dịch chiết cồn dây thìa canh lá to với liều 10g dược liệu/kg thể trọng chuột làm hạ mức đường huyết đến 36%, mạnh hơn dây thìa canh (23,41%) [15].
   Tác dụng hạ mỡ máu
Tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn so với các nguyên nhân khác gộp lại. Yếu tố chính góp phần gây xơ vữa động mạch và các rối loạn liên quan như bệnh động mạch vành là tăng lipid máu. Giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Do những hạn chế của thuốc tổng hợp vì có nhiều tác dụng phụ, các công thức thảo dược mang lại một triển vọng tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Các chế phẩm acid gymnemic đã được chứng minh có hiệu quả chống béo phì. Các saponin triterpene tạo thành một số dẫn xuất acylated (tigloyl, methylbutyryl, v.v.) của acid deacylgymnemia. Các acid gymnemic bao gồm các acid gymnemic ITHER VII, gymnemosides ATHER F, gymnemasaponin, v.v… Chiết xuất từ lá dây thìa canh lá to có triển vọng tốt trong việc giảm mức cholesterol và là một loại thuốc thảo dược hiệu quả cho bệnh béo phì.

 Độc tính của cây Dây thìa canh lá to

Tác giả Trần Văn Ơn và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu độc tính cấp của dược liệu dây thìa canh lá to. Mẫu thử không gây biểu hiện bất thường nào trên chuột và nghiên cứu chưa xác định được LD50 của dược liệu [15]. Điều này chứng tỏ dây thìa canh lá to rất an toàn, không có liều gây độc, không có độc tính cấp.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Chi đã tiến hành nghiên cứu độc tính bán trường diễn của dây thìa canh lá to trên chuột thực nghiệm. Dịch chiết lá dây thìa canh lá to với liều 1,4 g/kg và 4,2 g/kg (tính theo dược liệu khô) cho chuột cống trắng dùng theo đường uống liên tục 28 ngày không ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân, sự phát triển khối lượng cơ thể, chức năng tạo máu, chức năng gan, thận, đại thể, khối lượng tim, gan, thận, lách và vi thể gan thận [7].
Chế phẩm viên nang dây thìa canh lá to đã được đánh giá tác dụng hạ đường huyết trên mô hình chuột gây tăng đường huyết bằng STZ và đánh giá độ an toàn chế phẩm bằng các nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, tác dụng trên sinh sản, khả năng gây đột biến nhiễm sắc thể. Kết quả cho thấy chế phẩm viên nang có tác dụng hạ đường huyết và an toàn cho người sử dụng.
Riêng trong nghiên cứu về tác dụng trên sinh sản của chế phẩm, với liều 0,72 g/kg cân nặng chuột (tương ứng với 6 viên/người/ngày), chế phẩm không có ảnh hưởng đến sự sinh sản của động vật thí nghiệm ở cả 2 thế hệ.

 Triển vọng tương lai cây Dây thìa canh lá to

Dây thìa canh lá to đã chứng minh được hiệu quả hạ đường huyết trên thực nghiệm rất khả quan. Hơn nữa dây thìa canh lá to thậm chí còn không có LD50 tức là không có độc tính cấp, an toàn hơn cả dây thìa canh thường.
Trong thực tế, dược liệu dây thìa canh lá to đã và đang được đưa vào sử dụng trong công thức kết hợp với dây thìa canh dưới dạng thực phẩm chức năng dành cho bệnh nhân đái tháo đường với hiệu quả tốt, từng bước nhận được sự tin tưởng của người bệnh.
Hiện nay, dây thìa canh lá to đã được quy hoạch và trồng tại Thái Nguyên. Toàn bộ các khâu chọn giống, trồng trọt, thu hái đều được tuân theo tiêu chuẩn GACP, được Bộ Y tế công nhận. Theo tiêu chuẩn GACP, cây giống phải được gieo trồng qua 3 thế hệ vẫn cho hoạt chất ổn định, phát triển bình thường mới được đưa vào gieo trồng trên diện rộng. Đất trồng dây thìa canh lá to phải đảm bảo dư lượng thuốc trừ sâu dưới ngưỡng cho phép, nguồn nước cũng phải đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế. Vùng trồng dược liệu phải cách xa các vùng trồng lúa, ngô và hoa màu khác để tránh ô nhiễm chéo. Quá trình trồng trọt, thu hái dây thìa canh lá to cũng phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật đã quy định, ví dụ thu hoạch sau 3-4 tháng, chỉ thu hoạch cành bánh tẻ và lá. Việc tuân thủ GACP sẽ giúp bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý giá, đồng thời cung cấp nguồn nguyên liệu đạt chuẩn để sản xuất thuốc dược liệu chất lượng cao.
Với tác dụng sinh học mạnh mẽ và độ an toàn cao, trong tương lai, chắc chắn dây thìa canh lá to sẽ ngày càng được nghiên cứu và phát triển nhiều hơn nữa. Nguồn dược liệu này cũng chưa được nghiên cứu và khai thác trên thế giới nên sẽ là thách thức cũng như triển vọng rất lớn của nền thảo dược Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: ,