Hiện nay, rất nhiều các nghiên cứu về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã được tiến hành trên toàn thế giới. Cùng với đó là rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường khác nhau áp dụng cả thuốc tân dược và đông dược.
Các thuốc tân dược dùng trong điều trị Đái tháo đường
Insulin
Insulin là thuốc chỉ định bắt buộc trong điều trị Đái tháo đường typ 1 và trong điều trị Đái tháo đường typ 2 khi các thuốc chống Đái tháo đường tổng hợp không còn hiệu quả.
Các tác dụng không mong muốn của insulin:
+ Thường gặp và nguy hiểm nhất là hạ đường huyết triệu chứng gồm toát mồ hôi, run, đói, rối loạn thị giác, mất ý thức.
+ Dị ứng: chỗ tiêm bị đỏ đau.
+ Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ tại chỗ tiêm, hạ kali huyết do kích thích bơm Na+/K+ATPase.
+ Kháng insulin: Phải dùng liều cao trên 200 đơn vị/ngày trong 2, 3 ngày mà đường máu vẫn không hạ.
Thuốc uống nhóm Sulfonylure
Là sản phẩm tổng hợp tác dụng hạ glucose huyết theo cơ chế chủ yếu là kích thích trực tiếp tế bào beta đảo Langerhans của tuyến tuỵ tăng sản xuất insulin.
Tác dụng không mong muốn: Hạ đường huyết, rối loạn tiêu hoá, vàng da, ứ mật, mỏi cơ dị cảm, rối loạn tâm thần, ban da, rối loạn tạo máu.
Hiện tượng kháng thuốc: Ở một số bệnh nhân, sulfonylure không kiểm soát được đường máu ngay từ khi bắt đầu điều trị hoặc sau khi dùng một thời gian thuốc trở lên kém hiệu lực hoặc không còn tác dụng.
Thuốc nhóm Biguanid
Các thuốc nhóm này ức chế hấp thụ glucose ở ruột, tăng nhập glucose vào tế bào, kích thích sự thoái hóa và ức chế tân tạo glucose.
Các thuốc trong nhóm này độc, hiện chỉ còn sử dụng metformin có tác dụng tốt, ít tác dụng phụ.
Tác dụng không mong muốn: Tăng acid lactic gây toan máu, miệng có vị kim loại, buồn nôn, tiêu chảy, v.v…
Thuốc nhóm ức chế α- glucosidase
Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là: ức chế thuận nghịch các enzym a-glucosidase ở ruột non nên làm giảm việc tạo thành glucose, giảm hấp thu glucose. Không làm tăng tiết insulin và không có tác dụng hạ đường huyết lúc đói.
Tác dụng không mong muốn: đầy chướng và đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, gây rối loạn chức năng gan, ngứa, phát ban.
Thuốc nhóm Thiazolidindion
Là các thuốc có tác dụng làm tăng nhạy cảm của insulin ở mô đích, làm giảm sự kháng insulin, tăng nhập glucose vào tế bào và tăng chuyển hoá glucose ở các mô cơ, mô mỡ.
Tác dụng không mong muốn: viêm gan, tăng cân quá mức.
Các thảo dược dùng trong điều trị Đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ trong Y học cổ truyền gọi là chứng tiêu khát mà nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống không điều độ, ăn nhiều các chất cay, nóng, béo, ngọt, do lao lực, do căng thẳng thần kinh tạo thành hoả nhiệt, uất nhiệt, làm phần âm của các tạng phủ: phế, vị, thận bị hao tổn. Hải Thượng Lãn Ông trong cuốn Y trung quân kiện có viết: Chứng bệnh tiêu khát phần nhiều do hoả làm tiêu hao chân âm, năm chất dịch bị khô cạn mà sinh ra.
Một số bài thuốc đông dược hay dùng trong bệnh ĐTĐ
Có nhiều bài thuốc chữa ĐTĐ được viết trong các sách Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc được lấy ở các sách Y học cổ truyền, sách Đông Y lâm sàng thực hành:
Bài 1:
Nhân sâm: 15g Thiên môn đông (rễ): 30g
Sinh địa: 15g Sơn thù du: 25g
Khởi tử (quả và rễ): 15g
Sắc kỹ, thu 15 ml cao lỏng, uống mỗi lần 10 ml, 2 – 3 lần/ngày trước bữa ăn.
Bài 2:
Hoàng kỳ (rễ): 65g Đảng sâm (rễ): 25g
Hoài sơn: 5,5g Bạch truật (thân, rễ): 12,5g
Phục linh: 12,5g
Sắc với 500 ml nước khi còn 200 ml thì chia uống 3 lần/ngày, uống trong 2 tháng.
Bài 3:Ngọc nữ tiễn:
Thạch cao: 12g Tri mẫu: 12g
Thục địa: 20g Ngưu tất: 8g
Mạch môn: 12g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 4:Điều vị thừa khí thang:
Địa hoàng: 10g Cam thảo: 6g
Phác tiêu: 10g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 6:Lục vị hoàn (thang) gia giảm:
Sinh địa
(Thang thục địa): 20g Kỷ tử: 12g
Hoài sơn: 20g Thạch hộc: 12g
Sơn thù: 8g Thiên hoa phấn: 8g
Đan bì: 12g Sa sâm: 8g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Nếu khát nhiều thêm Thạch cao 40g; đói nhiều thêm Hoàng liên 8g; đái nhiều ra đường thêm ích trí nhân 8g, Tang phiêu tiêu 8g, Ngũ vị tử 6g.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Dkbetics- Ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng ➤ Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Dkbetics ➤ Tổng quan về bệnh đái tháo đường ➤ Biến chứng thường gặp của bệnh nhân đái tháo đường |
Dây thìa canh lá to – phát hiện mới giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Dây thìa canh lá to tên khoa học là Gymnema latifoliumthuộc chi Gymnema, cùng chi với loài dây thìa canh lá nhỏ (Gymnema sylvestre). Nhận thấy tiềm năng của loại thảo dược này, Bộ môn Thực Vật – trường ĐH Dược HN đã kết hợp với Công ty cổ phẩn Dược khoa tiến hành đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ cây dây thìa canh lá to” nhằm nghiên cứu sâu hơn về loại cây này. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên về dây thìa canh lá to không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Đềtài đã được các chuyên gia của Bộ Y tế nghiệm thu theo quyết định số 3548/QĐ-BYT, kết quả từ đề tài nghiên cứu này là rất đáng kinh ngạc. Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh lá to vượt trội với hoạt tính gấp 2 lần so với dây thìa canh lá nhỏ. Thành phần hoạt chất có trong dây thìa canh lá to bao gồm: saponin, flavonoid, coumarin, tanin, chất béo, đường khử, acid amin, acid hữu cơ. Dây thìa canh lá to có các tác dụng chính như:
– Tăng cường sản xuất và hoạt tính của Insulin
– Giảm hấp thu glucose ở ruột
– Tăng men sử dụng đường ở mô, cơ
– Tăng thải cholesterol, giảm mỡ máu
Những tác dụng này kết hợp với nhau sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường.
Nghiên cứu về độc tính của dây thìa canh lá to cũng thu được những kết quả rất tích cực. Dây thìa canh lá to không có độc tính cấp ngay cả khi thử với liều cao nhất có thể cho chuột uống là 25g/kg thể trọng. Nghiên cứu về độc tính bán trường diễn của dây thìa canh lá to trên chuột thực nghiệm khi dùng đường uống với liều 1,4 g/kg và 4,2 g/kg (tính theo dược liệu khô) liên tục 28 ngày cũng không gây ảnh hưởng gì đến tình trạng toàn thân, sự phát triển khối lượng cơ thể, chức năng tạo máu, chức năng gan, thận, đại thể, khối lượng tim, gan, thận, lách và vi thể gan thận.
Kết quả này có ý nghĩa rất to lớn với bệnh nhân tiểu đường do là đối tượng phải dùng thuốc liên tục trong thời gian dài, thậm chí là cả đời nên việc một chế phẩm an toàn, không có độc tính khi sử dụng liều cao cũng như dùng dài ngày sẽ giúp bệnh nhân phòng tránh được nhiều rủi ro trong quá trình dùng thuốc.
Hiện nay, dây thìa canh lá to đã được quy hoạch và trồng tại Thái Nguyên. Toàn bộ các khâu chọn giống, trồng trọt, thu hái đều được tuân theo tiêu chuẩn GACP, được Bộ Y tế công nhận. Cây giống phải được gieo trồng qua 3 thế hệ vẫn cho hoạt chất ổn định, phát triển bình thường mới được đưa vào gieo trồng trên diện rộng. Đất trồng dây thìa canh lá to phải đảm bảo dư lượng thuốc trừ sâu dưới ngưỡng cho phép, nguồn nước cũng phải đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế. Vùng trồng dược liệu phải cách xa các vùng trồng lúa, ngô và hoa màu khác để tránh ô nhiễm chéo. Quá trình trồng trọt, thu hái dây thìa canh lá to cũng phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật đã quy định, ví dụ thu hoạch sau 3-4 tháng, chỉ thu hoạch cành bánh tẻ và lá.
Công ty cổ phần Dược khoa (DK Pharma) là đơn vị duy nhất hiện nay sở hữu nguồn dược liệu DTCLT đạt tiêu chuẩn này. Sản phẩm DK-betics cũng là sản phẩm được chuyển giao công thức độc quyền cho DK Pharma sản xuất.
Trước thực trạng tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng cao, việc tìm ra một sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng là rất có ý nghĩa. Các chuyên gia nhận định đây là một phát hiện quan trọng và mở ra một tương lai mới cho bệnh nhân tiểu đường, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cũng như giảm tỉ lệ tử vong do đái tháo đường.