Việt Nam đã và đang gấp rút tiến hành các đợt tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trên toàn quốc, nhằm mục tiêu đạt đến miễn dịch cộng đồng. Thế nhưng, bị tiểu đường có được tiêm vắc xin Covid-19 không, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới!
Bị tiểu đường có được tiêm vắc xin Covid-19?
Câu trả lời là: CÓ THỂ. Theo ông Trương Hữu Khanh – Bác sĩ, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể tiêm phòng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, người bệnh phải được trải qua quá trình sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo các nguyên tắc an toàn trong tiêm chủng.
Theo các tài liệu được công bố đối với tiêm vắc xin Covid-19, một số đối tượng sau thuộc phạm vi phải trì hoãn tiêm chủng, bao gồm:
- Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa điều trị kiểm soát được.
- Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù
- Người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao, hoặc đang điều trị hóa trị, xạ trị.
- Người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ (một số trường hợp).
Khi khám sàng lọc, người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống như sau cũng cần trì hoãn tiêm chủng:
- Mạch: <60 lần/phút hoặc >100 lần/phút.
- Huyết áp tối thiểu <60 mmHg hoặc >90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa <90 mmHg hoặc >140 mmHg.
- Nhịp thở >25 lần/phút và/hoặc SpO2 <94% (nếu có).
Bên cạnh đó, các đối tượng có tiền sử dị ứng nặng, sốc phản vệ (từ độ 2 trở lên) với bất kỳ dị nguyên thì không được tiêm chủng. Người có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất cũng không được tiêm.
Những trường hợp người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định và không kèm theo các điều kiện trì hoãn tiêm chủng nêu trên vẫn được tiêm vắc xin Covid-19. Thế nhưng, các trường hợp này cần thận trong tiêm chủng, tức phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ khả năng hồi sức cấp cứu ban đầu.
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi đi tiêm vắc xin Covid-19?
Để đảm bảo an toàn cao nhất khi tiêm chủng ngừa Covid-19, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau đây
*Trước khi tiêm vắc xin
Người đi tiêm nên mang theo một số giấy tờ cá nhân như căn cước công dân/ chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác… sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).
Khai báo thông tin cần thiết theo yêu cầu của bệnh viện, cơ sở y tế nơi tiêm chủng.
Đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm túc Thông điệp 5K khi đi tiêm chủng. Bạn không cần nhịn đói trước khi tiêm.
Không tự ý dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, corticoid… trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.
*Trong khi tiêm vắc xin
Khi khám sàng lọc trước khi tiêm, người bệnh tiểu đường cần khai báo trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của bản thân để bác sĩ đánh giá được chính xác.
Người tiêm chủng có thể gặp các dấu hiệu thông thường cho thấy cơ thể đang đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn…
Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên như sốt cao ≥ 39oC, sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp, kẹt huyết áp…
Các phản ứng sau được coi là nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19, gồm có:
- Tê quanh môi hoặc lưỡi…
- Ngoài da: Phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da…
- Ở họng: Ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc…
- Đường tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng…
- Đường hô hấp: Thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho…
- Toàn thân: Mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp…
Đặc biệt, người tiêm chủng cần ở lại điểm tiêm chủng theo dõi sức khỏe sau tiêm trong ít nhất 30 phút nhằm theo dõi, phát hiện, xử trí sớm các phản ứng nặng, nghiêm trọng sau tiêm. Không nên ở một mình sau khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, đặc biệt khi đã xuất hiện các phản ứng sau tiêm.
*Sau khi tiêm vắc xin
Người tiêm vắc xin phải chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân sau tiêm nghiêm ngặt trong vòng 3 tuần, kịp thời thông báo cho cán bộ tiêm chủng. Lưu giữ Giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Tuân thủ đúng hướng dẫn của cán bộ y tế nếu gặp phải các phản ứng phụ sau tiêm chủng. Tuyệt đối không bôi đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Liên hệ ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán, xử trí kịp thời với những phản ứng nặng, nghiêm trọng.
Đặc biệt, người mới chỉ tiêm 1 mũi (trong tổng số 2 hoặc 3 mũi) hoặc người đã hoàn thành tiêm vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu bị phơi nhiễm. Theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế, người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch cơ bản – Thông điệp 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Khai báo y tế – Không tụ tập).
Bị tiểu đường có được tiêm vắc xin Covid-19 không, hi vọng bạn đã có được câu trả lời sau bài viết trên. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ Hotline 093.666.8010 hoặc 093.666.8020 để được giải đáp. Truy cập website dkbetics.com thường xuyên để theo dõi thêm những bài chia sẻ hữu ích về bệnh tiểu đường nhé!
Nguồn : https://dkbetics.com/