Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh lý mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh được tăng lên, nguy cơ tiến triển bị chặn đứng, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ bệnh nhân được cải thiện. Vậy đâu là cách nhận biết bệnh tiểu đường chính xác?
1. Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường
Các triệu chứng của tiểu đường trong giai đoạn đầu rất khó xác định do không điển hình và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan tâm và biết cách kiểm soát tốt sức khỏe, thì có thể phát hiện được bệnh tiểu đường từ rất sớm. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, liên tục sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, suy thận, mù lòa, cắt cụt chi… và còn nhiều biến chứng nghiêm trọng khác từ tiểu đường. Một số dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường như sau:
– Khát nước nhiều và đi tiểu thường xuyên: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận sẽ làm việc nhiều hơn để loại bỏ đường dư thừa qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần và cảm giác khát nước liên tục.
– Cảm giác đói thường xuyên: Mặc dù ăn nhiều nhưng vẫn cảm thấy đói.
– Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân: Cơ thể không thể sử dụng đường làm năng lượng nên đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng.
– Mệt mỏi: Do thiếu năng lượng tế bào.
– Mờ mắt: Đường huyết cao làm ảnh hưởng đến thủy tinh thể.
– Tê bì, châm chích tay chân: Đây là triệu chứng của biến chứng thần kinh do tiểu đường.
– Vết thương lâu lành: Do tuần hoàn máu kém.
2. Cách nhận biết bệnh tiểu đường chính xác
Như mọi bệnh chứng khác, tiểu đường cũng biểu hiện qua triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên đặc điểm nêu trên để nhận biết bệnh tiểu đường thì khá dễ nhầm vì nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuy có thể uống nước nhiều hơn bình thường nhưng không hề ốm, mà còn béo phì. Hơn nữa, không phải tất cả người bệnh tiểu đường đều có đầy đủ các triệu chứng trên. Một số người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của bệnh.
Để nhận biết bệnh tiểu đường chính xác, bạn cần thực hiện các xét nghiệm y tế chuyên biệt. Theo Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (WHO- 1999), cách chẩn đoán xác định tiểu đường dựa vào một trong 3 tiêu chí:
– Đo đường huyết lúc đói: Đây là xét nghiệm đơn giản nhất, bạn cần nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. Nếu kết quả đường huyết lúc đói ≥ 7.0 mmol/L (126 mg/dL) thì được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
– Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Xét nghiệm này có thể thực hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, không cần nhịn đói. Nếu kết quả đường huyết ≥ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) kèm theo các triệu chứng của bệnh tiểu đường (khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, mệt mỏi…) thì được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
– Xét nghiệm đường huyết sau khi uống glucose: Bạn sẽ uống một lượng glucose nhất định, sau đó đo đường huyết sau 2 giờ. Nếu kết quả đường huyết ≥ 7.8 mmol/L (140 mg/dL) thì được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, còn một số xét nghiệm đặc hiệu, như xét nghiệm HbA1c: Đây là xét nghiệm đo lượng đường gắn kết với hemoglobin trong hồng cầu trong vòng 2-3 tháng qua. Xét nghiệm này giúp đánh giá mức đường huyết trung bình trong một thời gian dài và giúp theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường hiện nay không chỉ gặp riêng ở người cao tuổi mà còn có thể gặp ở mọi đối tượng và ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, nếu bạn thấy cơ thể có dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường kể trên, hãy đến bệnh viện để được xét nghiệm đường huyết, khám sàng lọc và phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và duy trì chất lượng cuộc sống.
>>> Xem thêm: Hậu quả của bệnh tiểu đường, chớ nên chủ quan!