093.666.8010

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin là một thiết bị y tế mà bệnh nhân tiểu đường sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn đã biết cách sử dụng bút tiêm insulin như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất chưa?

Việc đầu tiên cần làm là thử đường huyết trước khi sử dụng bút tiêm insulin. Khi có kết quả đường huyết, bạn có thể biết liệu dùng insulin có an toàn không và liều lượng cần dùng. 

Hãy kiểm tra nhãn trên bút insulin để đảm bảo bạn đang sử dụng đúng loại bút vào đúng thời điểm. Ví dụ nếu trong bữa ăn thì sử dụng bút tiêm insulin tác dụng nhanh.

Sau đây là các bước sử dụng bút tiêm insulin: 

1. Chuẩn bị vật dụng cần thiết

– Bút insulin.

– Kim tiêm insulin mới chưa sử dụng.

– Khăn tẩm cồn.

– Khăn giấy sạch.

– Hộp đựng vật sắc nhọn.

2. Chuẩn bị bút tiêm insulin 

– Tháo nắp bút insulin, đặt nắp bút lên bàn.

– Kiểm tra insulin. Có 2 loại insulin:
+ Insulin trong: Nếu insulin là loại dung dịch, bạn hãy kiểm tra để chắc chắn rằng nó hoàn toàn trong. Nếu bị đổi màu hoặc có vẩn đục, hãy bỏ đi và sử dụng bút insulin mới. 

+ Insulin đục: Nếu insulin là loại hỗn dịch, hãy nhẹ nhàng lăn bút insulin giữa hai bàn tay 10 lần để trộn insulin. Sau đó, lắc bút insulin lên xuống 10 lần. Insulin phải đồng nhất, không có cục hoặc mảnh vụn trôi nổi trong đó. Nếu chưa đồng nhất thì tiếp tục trộn.

– Dùng khăn tẩm cồn lau sạch miếng cao su trên đầu bút insulin. 

– Tháo nhãn bảo vệ khỏi kim insulin mới.

– Vặn kim bút insulin vào đầu bút cho chặt và đảm bảo kim thẳng.

– Tháo nắp ngoài, đặt sang một bên.

– Tháo nắp trong, vứt bỏ.

3. Tiến hành kiểm tra độ an toàn 

Bước này để đảm bảo rằng bút và kim tiêm insulin hoạt động bình thường, và cũng giúp kim tiêm chứa đầy insulin (loại khí trước khi tiêm) để bạn nhận được đủ liều. 

– Kiểm tra cửa sổ liều lượng: Vặn nút chọn liều về phía trước tới 2 đơn vị. Mũi tên trong cửa sổ liều lượng phải thẳng hàng với số lượng mong muốn. 

– Giữ bút insulin với kim hướng lên trên.

– Nhấn nút tiêm bằng ngón tay cái, để ý những giọt insulin chảy ra từ đầu kim. Nếu không có insulin chảy ra, hãy chọn lại 2 đơn vị và nhấn nút tiêm lần thứ hai. Nếu insulin vẫn không chảy ra, lặp lại lần thứ ba. Nếu insulin vẫn không chảy ra, cần thay kim mới. Bạn hãy đậy nắp ngoài lại vào kim, rút kim ra khỏi bút insulin và vứt vào hộp đựng vật sắc nhọn. Gắn kim mới vào bút insulin và lặp lại các bước trên.

4. Đặt liều insulin

– Sau khi bạn cho thuốc vào bút insulin, bộ chọn liều sẽ trở về 0. Nếu nó không trở về 0, hãy vặn nút chọn liều trở lại cho đến khi hiển thị số 0.

– Xoay bút insulin theo liều lượng của bạn, sao cho các mũi tên khớp chính xác với liều tiêm. Nếu bạn không thể xoay được số đơn vị bạn cần, bút insulin có thể đã gần hết. Hãy bỏ nó và sử dụng bút tiêm insulin mới để có thể tiêm toàn bộ liều lượng cùng một lúc. Không bao giờ tiêm ít hơn liều đầy đủ hoặc chia làm 2 lần tiêm.

5. Chọn vị trí tiêm

Không tiêm insulin vào cùng khu vực tiêm lần gần nhất hoặc gần vết mổ, vết sẹo hoặc vết rạn da.

Mỗi lần tiêm phải cách vị trí tiêm lần trước ít nhất 5 cm. Điều này có thể giúp tránh đau và mô sẹo. 

Các vị trí tiêm insulin

Ví dụ:

+ Bạn có thể tiêm insulin tác dụng nhanh (tác dụng ngắn) vào bụng, cách rốn ít nhất 5 cm.

+ Bạn có thể tiêm insulin tác dụng kéo dài vào phía trên bên ngoài đùi. Tránh tiêm insulin vào phía trước chân hoặc cơ bắp của bạn.

Cần đảm bảo rằng tiêm insulin vào mô dưới da chứ không phải vào phần cơ.

6. Sử dụng bút tiêm insulin để tiêm

– Dùng khăn lau cồn để lau nhẹ lên vị trí tiêm. 

– Giữ bút insulin như hình dưới đây.

– Nhẹ nhàng véo da tại chỗ tiêm. Đẩy toàn bộ kim vào da, đảm bảo kim ở góc 90 độ. Nhấn nhẹ nhàng để bạn nhìn thấy một vết lõm nhỏ trên da xung quanh đầu bút insulin.

– Dùng ngón tay cái ấn đầu bút insulin để tiêm. 

– Sau khi đếm đến 10, rút ​​kim ra khỏi da. Nếu máu chảy ra ở chỗ tiêm, hãy ấn nhẹ bằng khăn giấy. Không chà xát chỗ tiêm sau khi tiêm vì làm như vậy có thể khiến insulin hoạt động quá nhanh.

7. Bảo quản bút sau tiêm

– Đậy nắp ngoài lên kim. Rút kim ra khỏi bút insulin và vứt vào hộp đựng vật sắc nhọn. Sau đó, đậy nắp bút insulin.

– Bảo quản bút insulin ở nhiệt độ phòng (dưới 30°C). Tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

>>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?

 Như vậy, bài viết đã hướng dẫn bạn cách sử dụng bút tiêm insulin. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với dkbetics.com để được tư vấn hỗ trợ.