Có rất hiều người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường typ 2 mà không hề hay biết. Các triệu chứng ban đầu của đái tháo đường rất dễ bị bỏ qua, chính vì vậy nó được mệnh danh là “sát nhân thầm lặng”.
Để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường, bạn cần thực hiện xét nghiệm máu. Tuy nhiên, có một số triệu chứng có thể xuất hiện sớm và khi thấy các triệu chứng này, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác:
1.Tiểu nhiều, khát nhiều
Đi tiểu thường xuyên – đặc biệt tiểu nhiều vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Thận tăng cường hoạt động nhằm loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, vì thế bạn đi tiểu nhiều hơn, có khi là vài lần trong đêm. Đi tiểu nhiều khiến cơ thể bị mất nước, do vậy bạn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước để bù lại lượng dịch đã mất đi.
Hai triệu chứng này luôn song song với nhau và là phản ứng của cơ thể để cố gắng kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao.
Tiểu nhiều – khát nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo dường
2- Giảm cân
Do hormon INS không đưa được đường vào tế bào nên mặc dù đường trong máu cao nhưng tế bào vẫn thiếu đường để tạo ra năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế. Quá trình thận đào thải đường dư qua đượng niệu cũng tiêu hao nhiều năng lượng, do đó cơ thể bị thiếu hụt calo rất nhiều.
Tất cả yếu tố đó đã đẩy nhanh quá trình giảm cân, có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng.
3. Đói
Những cơn đói dữ dội là một dấu hiệu khác của tiểu đường. Cơ thể không sử dụng được năng lượng từ đường vì thế nó luôn cảm thấy thiếu và gây phản ứng đói để đòi thêm glucose cho hoạt động của tế bào.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DK-BETICS- Duy trì đường huyết trong ngưỡng an toàn hằng ngày
➤ Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DK-BETICS ➤ Biến chứng thường gặp của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ➤ Bí quyết ăn chơi ngày tết mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết |
4.Bệnh về da
Ngứa da hay thâm da vùng quanh cổ hoặc hõm nách có thể là hiện tượng kháng hormon INS, dù cho đường máu của bạn có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu sớm.
5.Lâu lành vết thương
Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh cũng là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường.
Quá nhiều đường lưu thông trong các tĩnh mạch, động mạch khiến mạch máu dễ bị xơ vữa, máu khó lưu thông để chữa lành vết thương. Ngoài ra, đường máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển khiến vết loét nghiêm trọng hơn.
6.Nhiễm nấm
Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường.
Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.
7. Nhìn mờ
Khi glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Do đó, bạn có thể gặp hiện tượng nhìn nhòe, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua. Triệu chứng này có thể phục hồi khi đường máu trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù và không thể hồi phục.
8.Ngứa ran hoặc tê bì
Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại.
Các dấu hiệu này có thể đảo ngược nếu phát hiện sớm và điều trị để đưa đường huyết ổn định về mức bình thường. Do vậy, hãy lắng nghe cơ thể bạn và đi khám ngay nếu có nghi ngờ bạn nhé!