093.666.8010

4 QUAN NIỆM SAI LẦM TRONG CHĂM SÓC VÀ KHÁM CHỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Có rất nhiều loại sai lầm khác nhau trong việc chăm sóc và khám chữa bệnh đái tháo đường mà bệnh nhân tiểu đường và người nhà có thể mắc phải. Ở đây DK-betics sẽ cô đọng vào một số những sai lầm hay mắc phải và có vấn đề thực sự.

Sai lầm thứ nhất: Tưởng là khỏi bệnh – ngừng dùng thuốc và không quan tâm kiểm soát bệnh

Có những bệnh nhân mà mới phát hiện và chữa bệnh lúc đầu hoặc là những bệnh nhân đã chữa bệnh thời gian lâu lâu rồi, cảm thấy là đã ổn, sức khỏe cũng không có gì là bị yếu bị mệt, hoặc là gì đó trầm trọng lắm, ví dụ như mắt không bị giảm thể lực chẳng hạn. Bệnh nhân có những người tưởng là mình khỏi bệnh, và sau đó người ta có thể ngừng thuốc cho đến một ngày nào đó, có thể bẵng đi 1, 2, 3 năm sau đó, lúc đấy xuất hiện biến chứng này nọ thì lại cuống cuồng đi khám. Một số người cũng cảm thấy ổn thì ngừng theo dõi, dó đó không thử đường máu nữa. Điều này thưc sự rất đáng tiếc.

Sai lầm thứ hai: Thời điểm thử đường máu không đại diện cho đường huyết người bệnh

Bệnh nhân tiểu đường thường có hiện trạng rất khó chịu là tăng đường máu lúc đói buổi sáng. Ví dụ, nếu chúng ta dậy lúc 4 giờ sáng, đường máu là 5,0 chẳng hạn. Để đến 7 giờ, đường máu lên 6,5 chẳng hạn, nhưng 8 giờ thì đường máu lại lên có khi thành 8 phẩy. Và khi đi khám bệnh thì thường chúng ta sẽ thử đường máu vào khoảng 8 giờ vì lúc đấy mới xếp hàng, mới được thử. Thì cái đường máu 8 phẩy đấy làm chúng ta rất khó chịu vì cao hơn chuẩn là dưới 7 phẩy. Và nhiều người nôn nóng đòi tăng thuốc như vậy sẽ dẫn đến những lúc đường huyết bị hạ quá mức dẫn đến tình trạng nguy hiểm hạ đường huyết tại nhà.



Sai lầm thứ ba: Ngừng theo dõi, không đi khám bệnh định kỳ

Con người là một thực thể thay đổi theo thời gian, già đi và lão hoá theo thời gian, do đó một phương thuốc chữa bệnh ở giai đoạn này có tác dụng tốt nhưng có thể sau 6 tháng sau 1 năm cơ thể mỗi người có thể đã vận động sang một thưc thể khác, có thể cân nặng tăng lên hoặc giảm đi hoặc một số thông số cơ thể thay đổi và điều đó làm lượng thuốc buộc phải thay đổi Theo. Thông thường người trong trạng thái dư thuốc thường sẽ hạ đường huyết và đi khám. Nhưng nhiều trường hợp đường huyết tăng dần từ từ từ từ và cơ thể không còn triệu chứng như ban đầu nữa. Lúc này cơ thể thích nghi với sự thay đổi nên không có cảm giác và triệu chứng như trước. Nếu không đi khám định kỳ mà chỉ dựa vào cảm giác người bệnh rất có thể sẽ bị đường huyết lên cao đến khi phát hiện ra thì đã biến chứng rồi, như vậy là hết sức nguy hiểm.

Hơn nữa, đi khám bệnh định kỳ sẽ giúp người bệnh có được phương pháp chữa bệnh khoa học tại đúng thời điểm đó và hưởng những thành tựu mới của khoa học lúc bấy giờ đồng thời biết được sức khoẻ của bản thân có thực sự ổn hay không.

Định kỳ kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế

Sai lầm thứ 4: Không chủ động đo đường huyết bản thân tại nhà

Các bệnh nhân rất ít khi tự động, chủ động đo đường máu tại nhà. Đo đường máu tại nhà sẽ giúp người bệnh biết được diễn biến đường huyết trong ngày của bản thân trong khoảng nào, có an toàn hay không và điều chỉnh được chế độ ăn hợp lý.

Trên đây là 1 số quan niêm sai lầm bệnh nhân đái tháo đường hay mắc phải mà DK-BETICS đã tổng hợp lại qua rất nhiều năm chăm sóc bệnh nhân tiểu đường. Lời khuyên của DK-BETICS là các bệnh nhân hãy chủ động đi khám sức khỏe định kỳ và theo dõi đường huyết của bản thân để có những phương pháp chữa bệnh kịp thời cho dù bản thân có cảm thấy không có vấn đề gì.

Chúc các bệnh nhân tiểu đường khỏe mạnh, sống vui khỏe mỗi ngày!

Để được tư vấn cụ thể, bệnh nhân liên hệ 0936668010 / 0936668020 hoặc gửi câu hỏi/ comment phía dưới bài viết.