093.666.8010

TÌM HIỂU BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là bệnh về rối loạn chuyển hóa đường (glucose) mạn tính với những đặc điểm là: lượng đường trong máu cao, kháng và thiếu hụt enzym kiểm soát đường huyết.

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường typ 2 ngày càng gia tăng song song với chứng béo phì. Tính đến năm 2015, đã có khoảng 392 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường so với khoảng 30 triệu người vào năm 1985. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường vào khoảng 5,4% dân số và đang gia tăng nhanh chóng. Thông thường ĐTĐ typ 2 khởi phát ở tuổi trung niên, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi.

Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm: khát nước nhiều, đi tiểu nhiều và giảm cân nhiều không chủ đích. Một số triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như: tăng cảm giác đói, cảm thấy mệt mỏi, các tổn thương ngoài da lâu lành. Các triệu chứng ở ĐTĐ typ 2 thường xuất hiện chậm và không ồ ạt như ĐTĐ typ 1.

Các biến chứng lâu dài do lượng đường trong máu cao bao gồm: bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh võng mạc có thể dẫn đến mù lòa, suy thận và lưu lượng máu kém tới chi có thể dẫn tới cắt cụt. Có thể xuất hiện đột ngột trạng thái tăng áp suất thẩm thấu do tăng đường huyết; tuy nhiên, hiện tượng nhiễm toan xeton ít gặp hơn

Đái tháo đường typ 2 có thể coi là hậu quả của chứng béo phì và không tập thể dục thường xuyên. Những người có tiền sử gia đình, di truyền có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người khác. Đái tháo đường typ 2 chiếm khoảng 90% số trường hợp mắc bệnh đái tháo đường, 10% khác chủ yếu là đái tháo đường typ 1 và bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ cao

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2:

– Người trên 45 tuổi

– Thừa cân hay béo phì (nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ĐTĐ type 2 ở người lớn và trẻ em).

– Phụ nữ sinh con > 4kg hoặc từng mắc ĐTĐ thai kỳ

– Tiền sử trong gia đình có người bị ĐTĐ type 2

– Bị tiền ĐTĐ (đường huyết tăng cao hơn so với mức bình thường, nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán bệnh)

– Ít vận động

– Có chỉ số xét nghiệm HDL-cholesterol thấp (< 35 mg/dl) hoặc triglycerides máu cao (> 250 mg/dl)

– Bị cao huyết áp (huyết áp ≥ 140/90 mmHg).

Bệnh ĐTĐ có thể được chẩn đoán qua các xét nghiệm máu như nghiệm pháp glucose máu lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose sau khi ăn, hoặc chỉ số HbA1c.

Đái tháo đường typ 2 có thể được ngăn ngừa bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn và chế độ ăn uống khoa học. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cần tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống. Những người béo phì cũng có thể cải thiện bệnh đái tháo đường bằng cách phẫu thuật giảm béo.

Người béo phì cũng có thể cải thiện đái táho đường bằng cách phẫu thuật giảm béo