Hạ đường huyết là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, nhưng một số người không có tiền sử bệnh tiểu đường có thể bị tụt đường huyết thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Vậy hạ đường huyết thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Tụt đường huyết là gì?
Lượng đường trong máu thấp (hay tụt đường huyết) xảy ra khi não và cơ thể không nhận đủ lượng đường. Hầu hết lượng đường trong máu của mọi người đều ở mức gần như bình thường và đối với những người này, bất cứ mức nào dưới 70 mg/dL đều được coi là tụt đường huyết.
Triệu chứng ban đầu của tụt đường huyết bao gồm:
- Run rẩy, ra mồ hôi, nhịp tim nhanh.
- Hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt.
- Đói cồn cào.
- Đau đầu.
- Thay đổi tâm trạng đột ngột.
Các triệu chứng nặng sau cần được chăm sóc y tế ngay lập tức:
- Có hành vi bất thường.
- Mất phối hợp.
- Mất tập trung và lú lẫn.
- Xảy ra cơn động kinh.
- Mất ý thức.
Trong hầu hết các trường hợp, hạ đường huyết có thể được ngăn ngừa bằng cách:
- Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên.
- Cảnh giác với các biểu hiện sớm của cơn hạ đường huyết.
- Mang kẹo và viên đường bên mình để có thể ăn khi cần thiết.
Tụt đường huyết thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
1. Tiền tiểu đường
Một số người tiền tiểu đường có lượng đường trong máu tăng nhẹ nhưng không đến mức tiểu đường có thể thường xuyên bị hạ đường huyết, thường xảy ra 3 đến 4 giờ sau bữa ăn. Càng tiêu thụ nhiều thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn thì càng dễ dàng xảy ra hạ đường huyết sau bữa ăn. Các đợt hạ đường huyết này có thể tránh được bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn hoặc dùng thuốc.
2. Khối u
Bệnh nhân có khối u tuyến tụy (u tụy nội tiết Insulinoma) có thể tiết insulin quá mức. Và một số khối u không phải tuyến tụy cũng có thể tiết ra các peptide phân tử nhỏ có hoạt tính của insulin, gây tụt đường huyết thường xuyên. Ngăn ngừa loại hạ đường huyết này đòi hỏi phải điều trị bệnh gốc.
3. Suy tuyến thượng thận
Khi tuyến thượng thận hoạt động không đủ, nó sẽ không sản xuất đủ một số hormon tuyến thượng thận, trong đó có corticosteroid. Corticosteroid thiếu hụt làm cơ thể nhạy cảm bất thường với insulin, điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp đến mức nguy hiểm.
4. Bệnh dự trữ glycogen
Bệnh lưu trữ glycogen là do thiếu enzyme cần thiết để chuyển glucose thành glycogen hoặc phân hủy glycogen thành glucose. Bệnh thường dẫn đến tăng trưởng bất thường, suy nhược, gan to, hạ đường huyết và lú lẫn. Bệnh lưu trữ glycogen xảy ra khi cha mẹ truyền lại các gen khiếm khuyết gây ra các bệnh này cho con cái họ.
Điều trị bệnh bằng chế độ ăn giàu carbohydrate, ngăn ngừa hạ đường huyết bằng cách ăn thường xuyên hoặc gần liên tục, cũng như điều trị các biến chứng cụ thể.
5. Bệnh gan
Ở những bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển như viêm gan siêu vi, xơ gan hoặc ung thư, gan có thể không lưu trữ và sản xuất đủ glucose, gây hạ đường huyết thường xuyên.
Cũng liên quan đến gan, khi uống nhiều rượu và ăn ít trong nhiều ngày, glycogen trong gan dần được sử dụng hết nhưng quá trình tổng hợp lại bị rượu ức chế, gây tụt đường huyết thường xuyên. Vì vậy, cần đảm bảo ăn uống đầy đủ khi uống rượu để ngăn ngừa hạ đường huyết một cách hiệu quả.
6. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng nghiêm trọng lâu dài cũng có thể gây hạ đường huyết, nguyên nhân là do dự trữ glycogen cạn kiệt và không đủ dự trữ chất dinh dưỡng để chuyển hóa thành glucose.
Như vậy, bài viết cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng tụt đường huyết thường xuyên có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nào. Cần lưu ý, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có nguyên nhân cơ bản, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Cảnh giác với tác hại của hạ đường huyết