093.666.8010

Uống nhiều dây thìa canh có tốt không?

Dây thìa canh là loại cây thân leo xuất hiện chủ yếu ở miền Bắc nước ta. Đây là một loại thuốc quý có nhiều tác dụng trị bệnh và mang lại lợi ích cho sức khỏe con người, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng uống nhiều dây thìa canh liệu có tốt không, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Những tác dụng của dây thìa canh

1.1. Giảm cảm giác thèm ăn đường

Gurmarin là một trong những hoạt chất đặc biệt có trong dây thìa canh. Nó là một peptide có cấu trúc tương tự như đường nên khi sử dụng dây thìa canh, peptide này sẽ chiếm thụ thể cảm nhận vị ngọt ở lưỡi  gây mất cảm giác ngọt khiến  bệnh nhân ít thèm ăn đồ ngọt hơn so với những người không dùng.

 1.2. Giảm lượng đường trong máu  

Tương tự như tác dụng của nó đối với thụ thể trên vị giác, dây thìa canh cũng có thể chặn các thụ thể tại ruột. Do đó nó ức chế sự hấp thụ đường ở ruột, làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.

1.3. Tăng sản xuất insulin

Dây thìa canh có thể kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào đảo tụy sản xuất insulin. Từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.

1.4. Hạ lipid máu

Dịch chiết của dây thìa canh tác động lên lipid trong máu, giúp chuyển hóa và đào thải lipid rất nhanh. Ngoài ra thảo dược này còn tăng sự đào thải của sterol trung tính và sterol acid qua phân.

Với tác dụng trên dây thìa canh được sử dụng trong giảm cân, phòng chống bệnh tim mạch, huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

1.5. Giải độc

Một số thành phần trong rễ dây thìa canh có khả năng giải độc cho cơ thể đặc biệt là trường hợp bị rắn độc cắn. Đồng thời với khả năng điều hòa hệ miễn dịch tốt, dây thìa canh dùng để trị viêm mạch máu, làm lành vết thương hoặc dùng làm thuốc giải độc khi bị rắn cắn.

2. Uống nhiều dây thìa canh có tốt không?

Dây thìa canh, trong điều kiện sử dụng đúng và tuân thủ liều lượng, thường không gây ra tác hại đáng kể. Tuy nhiên cũng giống như những loại thuốc hoặc thảo dược khác, khi sử dụng dây thìa canh cũng có nguy cơ xảy ra một số tác dụng phụ tiềm ẩn:

  • Hoa mắt, váng đầu: Điều này là do dùng dây thìa canh quá liều khiến đường huyết giảm đột ngột. Hoặc uống trà dây thìa canh khi bụng đói cũng khiến cho cơ thể nôn nao khó chịu.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Uống trà dây thìa canh để qua đêm có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, gây khó chịu.
  • Gây tương tác thuốc: Các hoạt chất trong dây thìa canh có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm công dụng của thuốc trị bệnh. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là với những người bị bệnh nặng như tiểu đường, bệnh tim…

    Dây thìa canh

Dây thìa canh khá lành tính nhưng cũng cần lưu ý khi uống thường xuyên lâu dài. Cho đến nay thì đã có nhiều thực nghiệm cũng như thực tiễn chứng minh dây thìa canh có nhiều lợi ích đáng quý cho người bị tiểu đường. Và người bị tiểu đường cũng là đối tượng uống nhiều dây thìa canh mỗi ngày và thường xuyên nhất hiện nay. Việc uống quá nhiều thìa canh mỗi ngày có thể không mang lại hiệu quả mà lại gây ra một số tác dụng phụ đáng lưu ý như: Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, người mệt mỏi hoặc chân tay run rẩy,… Đặc biệt khi uống dây thìa canh cùng với aspirin có thể gây nên tác dụng phụ bị hạ đường huyết.

Trên đây là những thông tin cần biết về công dụng cũng như tác dụng phụ của dây thìa canh. Trong quá trình sử dụng dược liệu này, nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào, cần ngưng dùng. Tuyệt đối không lạm dụng dây thìa canh, đặc biệt là với những người bị tiểu đường.