093.666.8010

Tại sao chúng ta lại mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường không còn là một căn bệnh quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Mỗi ngày, hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức do căn bệnh này gây ra. Vậy bệnh tiểu đường là gì? Tại sao chúng ta lại mắc bệnh tiểu đường? Hãy cùng DKbetics tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là tình trạng tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Bệnh tiểu đường có 3 loại chính: tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ.

2. Tại sao lại mắc bệnh tiểu đường?

Tiểu đường loại 1:

 Đây là dạng tiểu đường mà hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào ꞵ trong tuyến tụy, những tế bào này chịu trách nhiệm sản xuất insulin. Nguyên nhân chính xác của sự tấn công này chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng nó thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Tiểu đường loại 2:

Loại tiểu đường này thường phát triển ở người trưởng thành và liên quan đến sự kết hợp của di truyền và lối sống, chiếm 90-95% số người mắc bệnh tiểu đường. Thể bệnh này bao gồm những người thiếu insulin tương đối và đề kháng insulin. Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào ꞵ bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào ꞵ sẽ không tiết đủ insulin và tiểu đường loại 2 sẽ xuất hiện.

Người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm: béo phì đặc biệt là béo phì vùng bụng, lối sống ít vận động, chế độ ăn không lành mạnh, và tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ:

Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có tiền sử mắc tiểu đường loại 1, loại 2 trước đó. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong thời kỳ mang thai. Yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, tiền sử gia đình có bệnh tiểu đường, và tuổi mẹ cao.

Nhiều yếu tố nguy cơ như di truyền, lối sống, chế độ ăn uống, và tình trạng sức khỏe tổng quát đều có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tiểu đường. Việc duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn, có thể giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.

3. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Để ngăn chặn bệnh tiểu đường thì việc thay đổi lối sống là rất quan trọng. Sau đây là một số giải pháp hiệu quả có thể giúp ích cho việc phòng tránh bệnh tiểu đường:

3.1. Điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh

– Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm chứa đường và tinh bột tinh chế như bánh kẹo, đồ uống có đường, và gạo trắng…

– Giữ trọng lượng cơ thể hợp lý: giảm cân nếu cần, duy trì chỉ số BMI hợp lý (18-23 cho nữ và 20-25 cho nam là mức lý tưởng để duy trì sức khỏe tốt và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường).

– Tập thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút/ngày với các hoạt động như đi bộ, cầu lông, bơi lội…

– Luôn giữ tinh thần lạc quan và kiểm soát stress.

– Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm để duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

– Tránh các thói quen không lành mạnh: hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá…

3.2. Theo dõi sức khỏe định kỳ

– Kiểm tra đường huyết: kiểm tra đường huyết định kỳ 3-6 tháng/lần nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: khám sức khỏe đều đặn 1-2 lần/năm để tầm soát các vấn đề sức khỏe và phát hiện sớm bệnh.

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý phức tạp với nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Việc hiểu rõ các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể giúp bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý và duy trì lối sống lành mạnh.

>>> Xem thêm: Những loại rau người tiểu đường không nên ăn