Trong nền văn hóa Đông phương, trà là một thức uống cực kỳ phổ biến nhờ hương vị độc đáo và nhiều tác dụng sức khỏe tuyệt vời, một trong số đó là bệnh tiểu đường. Tham khảo ngay danh sách 7 loại trà cho người bệnh tiểu đường tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng dưới đây.
Vì sao bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên uống trà?
Người bệnh tiểu đường chắc hẳn đều biết những loại đồ uống như nước ngọt, soda, nước ép trái cây,.. không thể được sử dụng thường xuyên. Vậy thì, trong mùa hè nắng gắt này, đâu là loại thức uống phù hợp nhất với người mắc đái tháo đường?
Theo các chuyên gia, những tách trà là đáp án tuyệt vời cho câu hỏi trên. Người bệnh tiểu đường nên uống trà vì trà đặc biệt không chứa carbohydrat, hoặc với lượng cực kỳ thấp.
Ngoài ra, trà còn là nguồn cung dồi dào của chất chống oxy hóa và chất hydrat hóa, rất tốt cho đối tượng mắc bệnh mãn tính.
Chất chống oxy hóa là những thành phần sinh học có tác dụng chống lại các gốc tự do – yếu tố gây tổn hại đến tế bào và vật chất di truyền của cơ thể.
Theo Mayo Clinic, khi có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể, stress oxy hóa xảy ra, góp phần khởi phát các tình trạng sức khỏe, đặc biệt là các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch hay tiểu đường.
Ngoài ra, một phân tích tổng hợp về trà và tác động của nó trên đối tượng mắc tiểu đường đã kết luận, 03 tách trà trở lên mỗi ngày có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển đái tháo đường.
Hơn nữa, việc dùng trà còn giúp cơ thể bổ sung lượng nước cần thiết để giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực.
Vậy bị tiểu đường nên uống trà gì? Cùng khám phá những loại trà có thể mang lại những lợi ích thực sự cho những người mắc bệnh tiểu đường nhé!
7+ loại trà tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
Với người bệnh tiểu đường, sử dụng những loại trà này thường xuyên vừa hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết, vừa góp phần ngăn cản bệnh tiến triển và biến chứng.
Danh sách những loại trà tốt cho tình trạng tiểu đường nhất được các chuyên gia khuyên dùng:
1. Trà xanh
Trà xanh không chỉ giúp bạn tỉnh táo hơn, nó còn cực kỳ có lợi trong việc kiểm soát đường huyết.
Một nghiên cứu đánh giá cho thấy rằng chiết xuất trà xanh có thể giúp giảm mức đường huyết và đóng vai trò ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh béo phì hiệu quả. Theo tạp chí Diabetologia số tháng 4/2020, béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 của một người lên ít nhất 6 lần.
Trong trà xanh chứa một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ gọi là epigallocatechin gallate (EGCG). EGCG có tác dụng làm tăng sự hấp thu glucose vào các tế bào cơ, giảm nồng độ đường trong máu. Hơn nữa, như đã đề cập, EGCG hỗ trợ điều trị chứng béo phì, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường trên tim mạch.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một tách trà xanh có 0 carbohydrate, 0 gram đường hoặc chất béo, chỉ có 2,4 calo, biến nó trở thành một lựa chọn lành mạnh toàn diện.
2. Trà đen (hồng trà)
Trà đen cũng có nguồn gốc từ cây trà, nhưng với phương pháp ủ và chế biến khác với trà xanh. Trà đen thường cho màu nước trà và hương thơm đậm đà hơn, nên còn được gọi là hồng trà.
Giống như trà xanh, uống trà đen thường xuyên giúp việc kiểm soát đường huyết trở nên hiệu quả hơn. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cho rằng trà (bao gồm cả trà đen) có khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin, đóng vai trò giống như insulin, cũng như giảm bớt phản ứng viêm.
Ngoài ra, trà đen còn làm giảm sự hấp thụ carbohydrate. Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương cho thấy uống trà đen sau khi tiêu thụ đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Uống trà cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
3. Trà hoa cúc
Theo CDC, mất ngủ là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể sản xuất insulin kém hiệu quả, dẫn đến lượng đường máu tăng vọt. Vì thế, trà hoa cúc, với công dụng an thần, vừa có khả năng giúp người bệnh tiểu đường ngủ ngon giấc hơn, lại còn hỗ trợ ổn định mức đường huyết hàng ngày.
Trà hoa cúc cũng cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát mức glucosevà giảm stress oxy hóa trong cơ thể. Một nghiên cứu công bố vào tháng 12/ 2018 trên tạp chí Trends in General Practice đã thử nghiệm trên những người bị bệnh tiểu đường loại 2 uống trà hoa cúc 3 lần/ngày (sau mỗi bữa ăn) với thời gian 08 tuần. Kết quả thu được vô cùng khả quan: quan sát được lợi ích tích cực trong cả giảm kháng insulin và giảm các dấu hiệu viêm.
Hơn nữa, uống trà hoa cúc hàng ngày còn làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của các biến chứng tiểu đường.
4. Trà gừng
Trà gừng, ngoài những lợi ích cho hệ hô hấp và tiêu hóa, còn làm giảm mức đường huyết và chỉ số HbA1C lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hơn nữa, một nghiên cứu nhỏ được công bố vào tháng 2 năm 2015 trên Tạp chí Y học Bổ sung và Tích hợp đã quan sát thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường mà không dùng insulin, đã cải thiện việc kiểm soát đường huyết của họ sau khi dùng trà gừng 3 tháng.
Gừng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể bằng cách ức chế các enzym liên quan đến quá trình chuyển hóa carbohydrate. Bên cạnh đó, gừng cũng góp phần làm tăng độ nhạy insulin. Kết quả là, lượng glucose được hấp thụ nhiều hơn vào mô mỡ ngoại vi và mô cơ xương, thay vì ở lại trong tuần hoàn và dẫn đến nhiều mối nguy hại.
5. Trà hoa dâm bụt
Bị tiểu đường uống trà gì? Hãy thử trà hoa dâm bụt nhé! Có vị chua chua và thơm nhẹ, trà hoa dâm bụt không chỉ có hương vị sảng khoái mà còn đóng một vai trò trong việc ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.
Trà dâm bụt được ưu ái với một số polyphenol có giá trị, chất chống oxy hóa như acid hữu cơ và anthocyanins. Uống trà dâm bụt đã cho thấy vô số lợi ích sức khỏe bao gồm kiểm soát huyết áp, giảm viêm, hạn chế tình trạng kháng insulin.
Đặc biệt, trà dâm bụt rất phù hợp với những người có vấn đề về tim mạch, huyết áp và mỡ máu. Bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn nhiều so với bình thường. Tuy nhiên, chỉ cần sử dụng trà hoa dâm bụt khoảng 2 lần/ngày, huyết áp tâm thu và tâm trương đã được ổn định đáng kể, một dấu hiệu đáng mừng.
6. Trà bạc hà
Theo Đại học California, căng thẳng, lo âu có thể mức đường huyết tăng vọt và khó kiểm soát hơn. Khi đó, một tách trà bạc hà có thể làm cả tinh thần cũng như mức đường trong máu ổn định trở lại nhanh chóng.
Trà bạc hà phù hợp những đối tượng bệnh nhân có mức độ căng thẳng cao, thường xuyên lo âu, suy nghĩ,… Trong một nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra, hương thơm của trà bạc hà có khả năng làm giảm lo lắng, bực bội và mệt mỏi cho con người. Không chỉ thế, mùi bạc hà còn giúp giảm đau và căng thẳng do đặt ống thông tĩnh mạch.
7. Trà dây thìa canh
Dây thìa canh là một loại cây bụi leo thân gỗ, có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới của Ấn Độ, Châu Phi và Úc. Lá dây thìa canh từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ đại Ấn Độ Ayurveda hàng ngàn năm trước, đặc biệt là với bệnh tiểu đường. Dây thìa canhc còn được mệnh danh là “kẻ hủy diệt đường”.
Điều gì khiến trà dây thìa canh là một trong những loại trà cho bệnh tiểu đường tốt nhất? Đó chính là nhờ hoạt chất sinh học chính trong loại cây này: acid gymnemic. Loại acid này có cấu trúc gần giống với phân tử đường, chèn vào các thụ thể hấp thu glucose trong ruột, làm đường không thể đi vào tuần hoàn.
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ Gymnema sylvestre có thể làm giảm khả năng cảm nhận vị ngọt và do đó làm cho thức ăn ngọt kém hấp dẫn hơn.
Với nhiều cơ chế kết hợp, trà dây thìa canh có khả năng tác động đến nhiều mục tiêu kiểm soát đường máu khác nhau trong cơ thể, như:
- Hạn chế quá trình sản sinh glucose tại ruột
- Cản trở hấp thu glucose vào cơ thể,
- Giảm tải quá trình gan chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose.
- Tăng cường tái tạo tế bào đảo tụy, tăng sinh insulin.
Ở Việt Nam, có hai dòng dây thìa canh phổ biến là Dây thìa canh lá nhỏ (Gymnema sylvestre) và Dây thìa canh lá to (Gymnema latifolium). Đặc biệt, cả hai loại dây thìa canh này đều được tìm ra và nghiên cứu, phát triển bởi PGS.TS Trần Văn Ơn, nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau nhiều đề tài nghiên cứu, Dây thìa canh lá to đã được chứng minh có tác dụng vượt trội gấp 2 lần so với dòng dây thìa canh bình thường trên thị trường.
Hiện tại, quy trình sản xuất và chế biến Dây thìa canh lá to thành các chế phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty Cổ phần Dược Khoa. Để tham khảo thêm về Trà Dây thìa canh lá to hoặc các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường khác, vui lòng truy cập tại đây.
Lưu ý khi sử dụng trà cho người bệnh tiểu đường
Mặc dù nhiều loại trà có công dụng cải thiện đường huyết hữu hiệu, điều quan trọng nhất vẫn là việc sử dụng nó đúng cách.
Nhiều người thích làm ngọt trà của họ với đường hoặc mật ong để tăng hương vị. Mặc dù thỉnh thoảng uống đồ uống có vị ngọt nhẹ không có ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu, nhưng lựa chọn trà không đường vẫn là phương án tối ưu nhất cho người bệnh.
Một lưu ý khác, người mắc tiểu đường cần kết hợp cả chế độ ăn uống khiêng khem hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên,… để việc kiểm soát đường huyết được dễ dàng hơn.
Trên đây là 7 loại trà cho người bệnh tiểu đường tốt nhất được khuyên dùng. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ Hotline 093.666.8010 hoặc 093.666.8020 để được giải đáp. Truy cập website dkbetics.com thường xuyên để theo dõi thêm những bài chia sẻ hữu ích về bệnh tiểu đường nhé!
Nguồn : https://dkbetics.com/